3 đời xe chỉ chọn Hyundai, người dùng chia sẻ: 'Tucson mới nhiều trang bị, thậm chí hơn GLC 200 4Matic'
Với anh Nguyễn Phước, Hyundai Tucson không chỉ là một chiếc xe, mà còn là chìa khóa kết nối với mọi người.
- 04-08-2023Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo"
- 03-08-2023Viện sĩ hơn 90 tuổi tiết lộ môn thể thao là 'khắc tinh' của ung thư
- 02-08-2023Cha mẹ càng 'lười' 3 việc này, con lớn lên càng có triển vọng, tương lai giàu sụ, không phải lo nghĩ
Có những người tiêu dùng thích đổi nhiều mẫu xe để có được nhiều trải nghiệm khác nhau. Tuy vậy, cũng có những người tiêu dùng quyết tâm chung thủy với mẫu xe đang sử dụng vì cảm thấy thích thú và hài lòng. Câu chuyện chiếc Hyundai Tucson và người chủ 2 lần đổi xe là một ví dụ điển hình.
Anh Nguyễn Phước, biệt danh “thầy” Phước, quản trị viên của câu lạc bộ Tucson & Friends Club, sở hữu chiếc Hyundai Tucson đầu tiên từ năm 2015. Xe thuộc phiên bản máy xăng, nhập khẩu nguyên chiếc.
Về lý do mua Hyundai Tucson, anh Phước chia sẻ: “Quyết định của tôi một phần vì vấn đề kinh tế khi đó chưa đủ mạnh để sở hữu một mẫu xe phân khúc cao hơn. Và thứ hai, chiếc xe cũ là Grand i10, nên tôi đã có sự tin tưởng vào thương hiệu Hyundai”.
Anh Phước nói thêm, lúc quyết định mua Tucson cũng không phải dễ dàng. Khi đó, cộng đồng người tiêu dùng ô tô Việt Nam có nhiều định kiến không tốt về xe Hàn, tiêu biểu như chất lượng, mẫu mã hay vận hành còn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với Hyundai Tucson thế hệ thứ 3, anh hoàn toàn bị thuyết phục bởi thiết kế mang hơi hướng châu Âu, thu hút ánh nhìn khi di chuyển, nhưng không quá lòe loẹt và quan trọng là phù hợp với độ tuổi của anh.
Trong quá trình sử dụng, chủ nhân chiếc Tucson nhận ra quyết định "liều lĩnh" đó hoàn toàn đúng đắn. Xe vận hành tốt hơn những gì anh tưởng tượng. Đặc biệt, việc sử dụng khung gầm liền khối khiến cho trải nghiệm lái Tucson của anh Phước trở nên êm ái và hạn chế phần nhiều hiện tượng rung lắc hay văng khi vào cua ở dải tốc độ cao.
Anh Phước luôn chăm sóc xe một cách kĩ lưỡng, thậm chí hơn cả những tiêu chuẩn kỹ thuật hãng khuyến cáo. Bên cạnh đó, anh cũng nâng cấp thêm một số “đồ chơi”, như màn hình giải trí và hệ thống loa. “Mấy anh em trong hội hay nói rằng chiếc Tucson của tôi nổi bật với đôi gương được sơn màu đỏ. Họ còn đặt biệt danh ‘rùa tai đỏ’ cho nó nữa”, anh Phước vui vẻ kể lại.
Sau thời gian dài gắn bó, anh và chiếc xe có nhiều kỷ niệm khó quên. Đáng nhớ nhất có thể là lần hoạt động thiện nguyện vận chuyển hàng hóa trong những ngày TP.HCM giãn cách xã hội. Anh tự hào vì đã cùng những thành viên khác trong câu lạc bộ Tucson TP.HCM đóng góp công sức nhỏ bé trong trận chiến chống lại đại dịch Covid-19. Anh và chiếc Tucson đã đi qua nhiều điểm nóng, mang đến thực phẩm, thiết bị vật tư y tế cho người dân và những người chống dịch tuyến đầu.
Sau hơn 7 năm gắn bó, điểm duy nhất anh Phước không hài lòng về Tucson thế hệ thứ 3 là thiếu trang bị hệ dẫn động bốn bánh. Do là người yêu thích di chuyển, anh thường xuyên đi chơi xa, đi cắm trại ở những nơi hoang dã.
Quyết định đổi xe đã nảy ra trong đầu anh Phước. Tham khảo trên thị trường, mẫu xe nổi tiếng nhất về khả năng vận hành trong phân khúc là Subaru Forester. Tuy nhiên, thiết kế nội, ngoại thất có phần bảo thủ không hợp gu anh Phước. Bên cạnh đó, anh cũng chưa có đủ thời gian trải nghiệm để có thể đánh giá chính xác khả năng vận hành và sự bền bỉ của động cơ boxer.
Sau đó, anh tìm tới Mazda CX-5 có bản 2.5 AWD, nhưng hiệu suất vận hành của mẫu xe này không như kỳ vọng bởi tỷ lệ phân bổ lực kéo ra bánh sau chỉ đạt khoảng 10-15%. Những cái tên khác như Honda CR-V hay Ford Territory thì chỉ có dẫn động cầu trước.
“Tôi cũng đắn đo việc lên đời Hyundai Santa Fe nhưng cảm thấy hàng ghế thứ 3 không cần thiết với nhu cầu của bản thân, và thiết kế ngoại thất cũng hơi trung tuổi. Cuối cùng tôi quyết định chọn Tucson thế hệ 4”, anh Phước chia sẻ.
Anh nói thêm, với hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian HTRAC, 3 chế độ lái biến thiên lực kéo trước sau 100:0 đến 50:50, cộng thêm chức năng khóa vi sai phân bổ lực kéo cứng 50:50 hoàn toàn phù hợp với bản thân anh. Ngoài ra, thiết kế mới của Tucson với lưới tản nhiệt cánh chim đặc trưng cũng giúp chiếc xe nổi bật trên đường.
Khi nhận được thắc mắc sao không cố với tới những mẫu xe sang như Mercedes-Benz GLC, anh Phước trả lời: “Hyundai Tucson có giá bán hợp lý, những chức năng xe được trang bị không hề thua kém, thậm chí còn nhiều hơn cả chiếc GLC 200 4Matic. Chẳng hạn như chiếc xe của tôi có gói an toàn chủ động Hyundai Smartsense. Thêm vào đó, giá cả dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng của Hyundai cũng vừa túi tiền hơn. Sau 7 năm đi chiếc Tucson cũ, tôi gần như quen biết toàn bộ xưởng dịch vụ bảo dưỡng. Cảm giác đi đâu cũng gặp ‘người nhà’”.
Anh Phước cũng cho biết thêm, bên cạnh lý do ở chiếc xe, việc đi Tucson cũng là vì tình cảm gắn bó với mọi người trong hội nhóm Tucson. Kể từ khi được thành lập, bên cạnh những chuyến đi chơi, câu lạc bộ đã có nhiều hoạt động thiện nguyện, gây quỹ hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ nhỏ, tình nguyện mùa Covid-19 cũng như nhiều chương trình ý nghĩa khác. Với anh, Tucson không chỉ là một mẫu xe, mà còn là chìa khóa kết nối với mọi người.
Phụ nữ số