3 'khuyết điểm' ở trẻ chứng tỏ IQ cao, có triển vọng, cha mẹ đừng vội bắt con sửa
Không phải lúc nào những biểu hiện chúng ta nghĩ là 'khuyết điểm' ở trẻ đều xấu.
- 23-07-20239 DẤU HIỆU thú vị xuất hiện ở người có chỉ số IQ cao: Không nhất thiết cứ phải giỏi Toán
- 15-07-202310 dấu hiệu cho thấy bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ có chỉ số IQ cao
- 16-06-2023Người có IQ cao chỉ mất 5 giây để tìm ra lỗi trong bức hình này
Là cha mẹ, ai cũng mong con mình sinh ra đã thông minh, IQ cao, trực tiếp giành chiến thắng ngay ở vạch xuất phát, tốt nhất là vượt xa bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, một đứa trẻ có IQ cao hay không, theo quan điểm chuyên môn về sự phát triển trí não, di truyền là cơ sở, chỉ chiếm khoảng 25%, còn 75% còn lại không thể tách rời khỏi môi trường giáo dục mà trẻ lớn lên.
Điều này cho thấy trên con đường nuôi dạy trẻ còn rất nhiều ẩn số đáng để cha mẹ tìm tòi, đào sâu. Tất nhiên, cũng tồn tại một số "đặc điểm" của trẻ khiến cha mẹ rơi vào hiểu lầm.
Ví dụ như trong cuộc sống, có một số vấn đề mà cha mẹ cho rằng đó là "khuyết điểm" của trẻ, nhưng thực ra đó chỉ là dấu hiệu cho thấy IQ của trẻ cao, nếu con bạn cũng có "vấn đề" tương tự thì đừng vội bắt con sửa.
01. Trẻ nói rất nhiều
Không biết có cha mẹ nào từng gặp trường hợp này chưa:
Tranh thủ cuối tuần không phải đi làm, bạn ở nhà chuẩn bị nghỉ ngơi lấy sức thì con cứ bám dính lấy và nói liên miệng không ngừng. Con muốn chia sẻ với bạn về mọi thứ, từ bộ phim hoạt hình chúng xem hôm trước đến cuối truyện tranh mới đọc. Chỉ cần bạn tỏ ra "thiếu tập trung", chúng sẽ lập tức ôm lấy mặt bạn, uốn éo, kéo cổ bạn, bắt bạn phải lắng nghe chúng.
Đứng trước tình huống này, bạn sẽ làm gì?
Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ sẽ tìm mọi cách để giữ cho con cái họ im lặng trong mười phút.
Nhưng trên thực tế, trẻ con thích nói chuyên, không những không phải là "khuyết điểm" mà còn là biểu hiện điển hình của chỉ số IQ cao. Những đứa trẻ như vậy thường có đủ khát khao thể hiện, và ở góc độ tâm lý, các khả năng toàn diện như đồng cảm, tư duy logic của chúng đều mạnh hơn những đứa trẻ khác.
Quan trọng hơn, nếu một gia đình có thể nuôi dạy một "đứa trẻ nói nhiều", điều đó đủ chứng tỏ phương pháp nuôi dạy con cái của gia đình đó đủ cởi mở và bao dung, trong lòng đứa trẻ tràn đầy sự an toàn, trẻ có điều kiện để phát huy hết tài năng của mình và theo đuổi ước mơ, cuộc sống mà chúng muốn.
Ngoài ra, nghiên cứu mang tên "The Thirty Million Word Gap" (Khoảng cách 30 triệu từ) trong tâm lý học cũng cho thấy "những đứa trẻ nói nhiều" có chỉ số IQ cao hơn và sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai.
Đây là một thí nghiệm được thực hiện bởi hai nhà nhân chủng học người Mỹ Betty Hart và Todd Resley, họ đã quan sát sự giao tiếp giữa con cái và cha mẹ trong 42 gia đình và tiến hành một nghiên cứu thống kê. Kết quả cuối cùng cho thấy những gia đình có giao tiếp chất lượng cao có thể giúp trẻ nắm vững khoảng 40 triệu từ vựng trước 3 tuổi, trong khi gia đình có giao tiếp chất lượng thấp chỉ có thể giúp trẻ nắm vững 10 triệu từ vựng.
Bên cạnh đó, bài kiểm tra IQ được tiến hành trên những trẻ có vốn từ vựng khác nhau này cũng cho thấy rằng điểm IQ trung bình của trẻ có vốn từ vựng lớn là 117, trong khi điểm IQ của trẻ có vốn từ ít chỉ là 79.
Vì vậy, trong gia đình có một đứa trẻ hay nói chuyện không chỉ là biểu hiện cho thấy trẻ có IQ cao mà còn là biểu hiện của phong cách làm cha mẹ thành công.
02. Trẻ giỏi bắt chước
Một đứa trẻ từ khi lọt lòng đến khi nó biết đi, biết ăn, biết mặc, tất cả những hành vi này đều không thể tách rời khỏi hai chữ: bắt chước.
Quá trình bắt chước không chỉ là sự giải phóng bản chất của trẻ mà còn là quá trình trẻ học hỏi và thích nghi. Chất lượng khả năng bắt chước của trẻ có thể phản ánh trực tiếp sự phát triển não bộ của trẻ, bởi vì hành động "bắt chước" cần nhiều tế bào thần kinh trong não kết nối, tổ chức lại, giải phóng tín hiệu, ra lệnh và cuối cùng là khôi phục nó thông qua cơ thể.
Đây là một chương trình trí não khá phức tạp nên những đứa trẻ bắt chước giỏi có bộ não phát triển tốt và không ngừng tối ưu, điều này đủ cho thấy chỉ số IQ của chúng tương đối cao.
Quan trọng hơn, trẻ sẽ tiếp tục thử thách và thay đổi trong quá trình bắt chước, quá trình này không chỉ phát triển khả năng tư duy mà còn rèn luyện khả năng phối hợp của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng thói quen bắt chước mọi thứ của trẻ là không lịch sự cho lắm, nhưng thực tế, những đứa trẻ như vậy thường dễ tiếp thu cái mới và quyết đoán hơn, khả năng quan sát và nhận thức của trẻ cũng tốt hơn những đứa trẻ khác.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, đừng cho rằng đây là khuyết điểm rồi ép con thay đổi. Thay vào đó, cha mẹ cần dạy trẻ có ý thức về quy tắc, hướng dẫn trẻ một cách đúng đắn, để trẻ phát huy hết khả năng quan sát và phát huy khả năng quan sát của mình, từ đó phát triển trí thông minh não bộ ở một mức độ lớn hơn.
03. Trẻ hay cãi lại
Trên mạng có một chủ đề nóng hổi: Hành vi nào ở con cái khiến cha mẹ ghét nhất?
Nhiều bậc cha mẹ đã đồng loạt đưa ra đáp án chung: Cãi lại.
Trong mắt cha mẹ, hành vi "cãi lại" của trẻ không khác gì trẻ đang thách thức quyền lực của cha mẹ và cha mẹ dễ gán cho con cái cái mác "hư đốn, bất hiếu".
Nhưng trên thực tế, trẻ cãi lại đơn giản chỉ là chúng đang muốn đối đầu với cha mẹ ư?
Các chuyên gia người Đức từng thực hiện một cuộc khảo sát trên trẻ em từ 2-5 tuổi cho đến tận khi chúng dậy thì. Họ chia nhóm trẻ này thành hai nhóm, một nhóm là những đứa trẻ thường xuyên cãi lại, và nhóm còn lại là những đứa trẻ rất nghe lời.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng 84% những đứa trẻ hay cãi lại rất quyết đoán, có khả năng suy nghĩ và phán đoán mọi việc một cách độc lập, trong khi 76% những đứa trẻ ngoan ngoãn không thể chịu trách nhiệm một mình.
Trên thực tế, khi cha mẹ tỏ ra tức giận trước hành vi "cãi lời" của con cái, thực ra chúng ta có thể nghĩ ở một góc độ khác, việc cãi lại cho thấy trẻ đang dần bắt đầu có nhận thức và phán đoán chủ quan của riêng chúng.
Chu Chậu - cựu MC của CCTV (Đài truyền hình trung ương Trung Quốc) từng nói: Những đứa trẻ biết cãi lời thực sự có một lợi thế lớn, điều đó cho thấy chúng có khả năng tư duy phản biện.
Với tư cách là cha mẹ, về mặt tâm lý, trước tiên chúng ta phải loại bỏ cái nhìn tiêu cực về việc trẻ cãi lời, sau đó học cách lắng nghe thật kỹ suy nghĩ của trẻ và tìm ra nguyên nhân thực sự khiến trẻ cãi lời.
Nếu những gì trẻ nói có lý, chúng ta có thể khen ngợi và khuyến khích; nếu những gì trẻ nói không có lý, chúng ta cũng có thể bình tĩnh trao đổi với trẻ và hướng dẫn trẻ một cách đúng đắn.
Trên MXH từng có topic nóng: Bản chất của sự tiến bộ của con người là gì?
Câu trả lời nhận được nhiều like nhất là: Thế hệ sau không mấy nghe lời thế hệ trước.
Thật vậy, sự phát triển của mỗi thời đại không thể tách rời sự đổi mới và thách thức, mỗi bước tiến thực sự đều cần dũng khí to lớn để "lật đổ" mọi thứ trước đó và tạo ra cái mới. Vì vậy, nếu con bạn có biểu hiện cãi lại, đừng vội mất bình tĩnh mà hãy cùng con trưởng thành, biết đâu đấy, bạn sẽ được chứng kiến một đứa trẻ xuất sắc và đầy triển vọng.
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có một tính cách riêng và sẽ thể hiện ra những đặc điểm riêng. Là cha mẹ, chúng ta không nên "vùi dập" con mình chỉ vì sở thích cá nhân và những tiêu chuẩn phán xét của thế gian. Bạn phải biết rằng những gì chúng ta coi là "khuyết điểm" cũng có thể là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy IQ cao của trẻ.
Phụ nữ Việt Nam