3 kiểu mô hình giáo dục gia đình sẽ khiến trẻ lười biếng, cao ngạo, lớn lên dễ trở thành người bất tài
Giáo dục sai lầm sẽ sinh ra những đứa trẻ rắc rối.
- 19-09-202415 năm kinh nghiệm "giáo dục tại gia" cho 2 con, bà mẹ Hà Nội bật mí cách phát triển một kỹ năng giúp trẻ thi IELTS 7.5 trở lên
- 23-08-2024Nếu không cho con cái chịu được 3 "nỗi đau" này, giáo dục tốt đến mấy đều vô ích
- 19-08-2024Nếu con bạn có 15 hành động này trên bàn ăn thì nên "mở tiệc" ăn mừng: Chứng tỏ đứa trẻ được giáo dục tốt
* Bài viết của tác giả Lily, một blloger chuyên về tâm lý trẻ em ở Trung Quốc.
Không ít các bậc cha mẹ thường phàn nàn: Tại sao con tôi lại tệ hại như này? Lười biếng, không thích học, giám sát thì làm, không thì lại trốn tránh.
Bình thường lúc này, tôi chỉ nghe mà không phản bác, cũng không cố gắng lý luận. Bởi vì cha mẹ đang suy sụp, vốn dĩ họ đang tự trách mình và có sự mâu thuẫn nội tâm. Họ cảm thấy mình không thể làm cha mẹ tốt. Tôi không nỡ chỉ ra rằng cách nuôi dạy con có gì đó không ổn, lúc này họ cũng cần được an ủi.
Đôi khi sự thật không quan trọng lắm. Điều quan trọng là trước tiên hãy nhìn thấy tâm trạng của phụ huynh và cho họ một nơi để trút bỏ những cảm xúc suy sụp, sau đó họ mới có lý trí và sự sáng suốt.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng của đứa trẻ hầu hết đều có thể nhìn ra từ cách giáo dục của cha mẹ. Theo kinh nghiệm làm việc nhiều năm với hàng trăm gia đình, tôi nhận thấy có chững mô hình giáo dục sai lầm sẽ tạo nên những đứa trẻ lười biếng, cao ngạo, lớn lên dễ trở thành người bất tài, đặc biệt là 3 mô hình này.
Kiểu thứ nhất: Để đó cha mẹ lo
Trong quá trình trao đổi với các bậc cha mẹ, tôi nhận thấy có hai kiểu dễ suy sụp nhất. Một là họ xem việc học của con là điều quan trọng duy nhất nên tạo áp lực cao, hai là họ lo liệu mọi việc cho con đến mức quá hoàn hảo.
Nếu cha mẹ lo liệu mọi thứ từ khi con họ chào đời cho đến khi chúng đi học, mọi thứ từ thức ăn, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại cho đến việc mua sắm, mặc quần áo và làm bài tập về nhà... có thể dễ dàng tước đi khả năng làm việc và suy nghĩ độc lập của con. Dưới sự kiểm soát và cống hiến cao độ như vậy, trẻ sẽ cảm thấy: Mình không phải lo lắng gì cả, bố mẹ sẽ lo việc đó. Sau hơn chục năm, trẻ đã mất đi khả năng cơ bản là làm việc và suy nghĩ.
Khi con cái đến tuổi thiếu niên, cha mẹ sẽ nhận thấy con không có khả năng tự lập. Nếu cha mẹ không đẩy, trẻ sẽ không bước được. Nếu cha mẹ đẩy một bước, trẻ sẽ khó bước được bước 2 hoặc bước 3.
Kết quả là các bậc cha mẹ vô cùng đau khổ, cảm thấy bao năm vất vả của mình chỉ để lại một đứa con "lãng phí".
Trẻ lười biếng bẩm sinh không có năng lượng phần lớn là do áp lực quá lớn từ cha mẹ, cha mẹ thống trị khiến con mất đi cơ hội tự lập. Cha mẹ sợ cái này cái kia, lo cái này cái kia nên một mình chăm sóc con cái, đáp ứng mọi yêu cầu của con cái, khi con cái lớn lên, họ phàn nàn rằng con mình không làm được việc gì và không muốn chịu đựng bất cứ khó khăn nào. Đây không phải là điều khá mâu thuẫn sao?
Lúc này, muốn sửa đổi, chỉ có thể "tàn nhẫn" buông tay để trẻ đứng một mình. Điều này cần một thời gian dài và sự kiên nhẫn, bình tĩnh của cha mẹ.
Kiểu thứ hai: Cha mẹ không ổn định về mặt cảm xúc
Giáo sư tâm lý học Ed Tronick tại Đại học Manchester đã thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng về khuôn mặt tĩnh.
Ông yêu cầu một người mẹ và đứa trẻ tương tác với nhau, và có thể thấy đứa trẻ rất vui vẻ, hạnh phúc. Sau đó, ông yêu cầu mẹ giữ khuôn mặt không biểu cảm, đứa trẻ từ từ cảm nhận điều gì đó không ổn. Đứa trẻ bắt đầu cố gắng tương tác với mẹ, làm đủ mọi cách để khiến mẹ cười. Nhưng mẹ vẫn giữ khuôn mặt không biểu cảm. Cuối cùng, đứa trẻ cảm thấy cảm xúc của mình sụp đổ, khóc thét lên.
Có thể thấy, cảm xúc của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Với người bố cũng không ngoại lệ.
Khi thấy con cái không làm được điều mình muốn, nhiều cha mẹ tức giận, cãi vã, la mắng, phàn nàn bằng nhiều cách khác nhau. Hoặc khi thấy con cái không đạt được kỳ vọng, họ nghiến răng nghiến lợi, vẻ mặt u ám.
Chúng ta có thể hiểu nỗi buồn, sự chán nản của cha mẹ, nhưng trước hết cảm xúc của cha mẹ cần được giải tỏa và phục hồi, nếu không sẽ chỉ dẫn đến xích mích nội tâm ở con cái nhiều hơn.
Đối với những đứa trẻ cũng có hành vi chưa đúng, cha mẹ ổn định về mặt cảm xúc sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề từng bước một, trong khi cha mẹ bị tổn thương về mặt cảm xúc sẽ làm những việc gây ra nhiều xung đột hơn và khơi dậy thêm nỗi sợ hãi cũng như cảm xúc tiêu cực.
Một cuộc khảo sát đã chỉ ra: 83,2% những cậu bé có tính cách nhút nhát, không có chính kiến; 87,4% những cô gái có tính cách nóng nảy, tiêu cực, quá nhạy cảm... đều có nguồn gốc từ một người mẹ nghiêm khắc, cứng nhắc và hay nổi nóng.
Nghiên cứu cũng chứng minh, trẻ sẽ bắt chước cảm xúc và hành vi của mẹ, và học cách kiểm soát cảm xúc từ mẹ. Nếu cảm xúc của mẹ luôn buồn chán, lo âu, tức giận, không ổn định hoặc mất kiểm soát, thì cảm xúc của trẻ cũng sẽ không ổn định. Ảnh hưởng này thậm chí có thể kéo dài suốt đời.
Thái độ lạc quan và tích cực của cha mẹ làm nền tảng cho tâm hồn con thêm phần vui vẻ. Cha mẹ đã dùng thái độ vui vẻ của mình để dạy con cách đối xử với người khác bằng sự rộng lượng, nhìn thế giới bằng ánh mắt ấm áp, và để lại cho con món quà tinh thần quý giá nhất.
Kiểu thứ ba: Giáo dục hà khắc
Cha mẹ luôn quan niệm rằng con cái không đánh đòn sẽ dễ hư hỏng. Tuy nhiên, những đứa trẻ thực sự bị đánh, mắng sẽ trở nên nổi loạn hơn, nội tâm bất mãn hơn, kém tự tin và thiếu động lực trong học tập hơn. Lời nói mắng chửi trẻ con cũng có "độc tính" như đánh trẻ. Trẻ con bị mắng chửi thường xuyên sẽ phát triển hành vi mắng chửi người khác, và trẻ có thể cũng bị những tổn thương tâm lý lâu dài giống như bị đánh đập vậy.
Đặc biệt, nhiều cha mẹ sau khi đánh mắng con sẽ nảy sinh cảm giác tội lỗi. Kết quả là xuất hiện hai mô hình giáo dục gia đình cực đoan, đó là đồng thời đàn áp và chiều chuộng. Phương pháp giáo dục kiểu này là đáng sợ nhất, khiến trẻ em cảm thấy vừa thấp kém vừa kiêu ngạo, bất tài và ương ngạnh.
Đặc biệt sau tuổi thiếu niên, tính nổi loạn của trẻ sẽ bùng nổ. Bởi vì trẻ không có sự tự tin nên chúng cảm thấy việc học là vô ích và dù thế nào đi nữa chúng cũng không thể học được.
Giáo dục sai lầm sẽ sinh ra những đứa trẻ rắc rối. Giáo dục gia đình là mối quan hệ nhân quả, cha mẹ gieo nhân nào thì gặt quả đó.
Phụ nữ số