MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 kiểu người mẹ tưởng yêu thương con nhưng hóa ra lại hại con, không thay đổi trẻ sẽ nổi loạn

07-03-2024 - 10:23 AM | Sống

Đây là những kiểu người mẹ độc hại, có thể cản trợ sự phát triển của con, khiến đứa trẻ không thể sống cho chính mình.

Người mẹ nào cũng mong con mình được sống trong điều kiện tốt, không thua kém người khác. Thế nhưng, khi họ quá đặt nặng vấn đề con mình phải bằng con người ta, họ vô tình tự rước lấy những khổ sở, vất vả cho bản thân.

Cô Hoàng (Trung Quốc) là mẹ của một bé trai 6 tuổi tên Bảo Bảo. Vợ chồng cô thuộc tầng lớp lao động bình thường, công việc ổn định, có nhà dù đang thế chấp. Bảo Bảo có một người bạn tên Tiểu Vương sống cùng khu phố, gia đình khá giả. Cha của cậu bé này là giám đốc của một công ty.

Vào một ngày nọ, cha của Tiểu Vương mua một tấm nệm trị giá 50 triệu đồng vì muốn tốt cho sự phát triển thể chất của con trai.

3 kiểu người mẹ tưởng yêu thương con nhưng hóa ra lại hại con, không thay đổi trẻ sẽ nổi loạn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cô Hoàng trở nên lo lắng khi biết chuyện này. Nhìn cậu bé Tiểu Vương, cô cảm thấy con trai mình thua kém quá, giá mà được ngủ trên tấm nệm xịn như vậy, có lẽ Bảo Bảo cũng sẽ cao lớn hơn.

Sau đó, ngoài công việc chính 8 tiếng, cô còn tranh thủ làm thêm bán thời gian. Ngày nào cô cũng dậy từ 3h sáng để phụ giao hàng, kiếm thêm 4 triệu/tháng. Sau gần 1 năm, cô cũng đủ tiền mua tấm nệm giống như của cậu bé Tiểu Vương.

Thế nhưng không lâu sau, một người bạn khác của Bảo Bảo được cho đi học piano. Nhìn thấy con trai mình vẫn mải mê ở nhà xem hoạt hình. Cô lo lắng cho tương lai con mình, vội vàng tắt TV rồi tìm giáo viên dạy piano cho con.

Cuộc sống của cô Hoàng xoay quanh vô vàn nỗi lo về con trai nên lúc nào cũng mệt mỏi, mâu thuẫn trong gia đình có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Mặc dù con trai cô được mẹ tạo điều kiện tốt nhất nhưng có lẽ sẽ không thể nào trở nên xuất sắc được.

3 kiểu người mẹ sống vì con nhưng trẻ lại không có triển vọng

Những kiểu người mẹ này thực sự rất mệt mỏi, họ luôn cố gắng nhưng lại không thể dạy dỗ con cái trở thành người có triển vọng trong tương lai. Nếu bạn nằm trong số này, hãy nhanh chóng thay đổi.

1. Người mẹ chăm sóc con quá mức

Người mẹ nào mà chẳng yêu thương con mình nhưng sự chăm sóc quá mức lại ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của đứa trẻ.

Có những đứa trẻ dù học cấp 2 vẫn được mẹ cơm bưng nước rót tận giường. Chúng không thể tự chăm sóc bản thân, rời xa vòng tay mẹ là bao nhiêu vấn đề xảy ra.

Những đứa trẻ như vậy rất khó hòa đồng trong môi trường tập thể, bạn bè và giáo viên không có trách nhiệm phải chăm sóc chúng như một người mẹ.

Người mẹ chăm sóc con quá mức sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con cái. Nó sẽ cản trở khả năng sống tự lập của trẻ, bảo vệ con quá kỹ sẽ khiến trẻ không thể sống xa mẹ, dần dần trở thành một "em bé lớn", sống phụ thuộc vào người khác cả đời.

3 kiểu người mẹ tưởng yêu thương con nhưng hóa ra lại hại con, không thay đổi trẻ sẽ nổi loạn- Ảnh 2.

2. Người mẹ kiểm soát con cái mọi lúc mọi nơi

Một số người mẹ vì muốn con tránh phải đi đường vòng, con cái phải tuyệt đối nghe lời mẹ. Nếu đứa trẻ có ý kiến hoặc không nghe lời mẹ, chúng sẽ bị mẹ mắng ngay lập tức.

Những điều mà người mẹ làm cho con cái không phải là điều trẻ móng muốn. Trong quá trình giằng co giữa người mẹ và con cái sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Trẻ có thể trở nên thu mình trước quyền lực quá lớn của người mẹ hoặc nổi loạn chống đối lại mọi thứ mẹ làm.

Một đứa trẻ luôn bị mẹ kiểm soát như vậy khó có triển vọng trong tương lai vì không thể được sống theo ý mình.

3. Người mẹ luôn so sánh con cái với người khác

Có một sự thật là chẳng có đứa trẻ nào thích mẹ so sánh mình với người khác. Trong mắt kiểu người mẹ này, dù con cái có đứng thứ 2 trong lớp vẫn thua kém người ta.

Người mẹ thích so sánh sẽ thường lo lắng, mệt mỏi khi suốt ngày thúc giục con cái theo kịp người khác. Nếu đứa trẻ không thích học piano, việc ép đi học chỉ phí thời gian và tiền bạc.

Sự so sánh của người mẹ liên tục làm xói mòn sự tự tin của con cái, khiến trẻ vốn tự ti nay không còn động lực để tiến về phía trước.

Nếu một đứa trẻ luôn lấy người khác làm chuẩn mực và luôn nỗ lực để đạt được mong muốn của mẹ, chúng sẽ không bao giờ nhận ra được giá trị thực sự của mình.

Theo Phan Hằng

Phụ nữ số

Trở lên trên