MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 kiểu nói dễ khiến con người gặp tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh

18-04-2020 - 23:52 PM | Sống

Nếu không muốn bản thân gặp họa, tốt nhất hãy tránh 3 kiểu nói sau đây.

Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), tự Bá Hàm, hiệu Điều Sinh, là một trong tứ đại danh thần cuối thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa.

Lúc sinh thời, ông là người cần kiệm liêm chính, không vì quan cao mà kiêu ngạo, luôn lấy đức làm đầu, nhờ vậy mà đạt được nhiều thành công trên chốn quan trường.

Thế nhưng những thành công ấy một phần cũng bắt nguồn từ cách nói chuyện của ông, cũng chính là nguyên tắc "giới đa ngôn" mà ông luôn theo đuổi.

Như người xưa đã có câu: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra", chỉ nên nói những lời bổ ích, chớ nói những điều thừa thãi.

Tăng Quốc Phiên cũng cho rằng: "Làm việc không thể tùy tâm, nói chuyện không thể tùy ý."

Quan niệm này của ông thực chất bắt nguồn từ một việc nhỏ.

Chuyện kể rằng, Tăng Quốc Phiên năm đó được vào làm ở Viện hàn lâm nên có phần đắc ý. Có lần vào dịp sinh nhật cha, bạn thân của ông là Trịnh Tiểu San đến chúc thọ. Trong lúc nói chuyện, Tăng Quốc Phiên đã có những lời huênh hoang khoác lác khiến cho bạn tức giận tới mức phẩy áo ra về.

Sau sự việc đó, Tăng Quốc Phiên nhận thấy lỗi lầm của mình và vô cùng hối hận. Cũng kể khi ấy, ông bắt đầu chú ý hơn đến lời nói cũng như hành động của bản thân mình.

Dưới đây là 3 kiểu nói mà ông cho rằng con người không nên phạm phải, như thế mới tránh được những mâu thuẫn, thù địch, thậm chí là tai họa khó lường.

1. Nói thẳng

Nói chuyện cũng là một nghệ thuật. Lời hói hay sẽ như thêu hoa trên gấm, lời không hay lại như giá rét đêm đông.

 3 kiểu nói dễ khiến con người gặp tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh - Ảnh 1.

Khi nói chuyện chớ nên nói quá thẳng thừng, bởi vì mọi người đều có lòng tự trọng và kiêu hãnh của riêng mình. Nếu bạn nói chuyện bừa bãi và không để ý đến tình hình của người khác thì dễ khiến người nghe bối rối và mất hứng.

Tăng Quốc Phiên đã từng khuyên răn con trai rằng: "Từ xưa đến nay có hai điều tổn đức dễ dẫn đến thất bại, đó là kiêu ngạo và nói nhiều."

Nếu lời nói của chúng ta đem tới cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái như nước suối thì lời nói sẽ thấm nhuần vào tâm can người đối diện.

Chớ đừng nói chuyện cuồn cuộn và mãnh liệt như những con sóng dữ. Bởi hiệu quả của lời dứt khoát và lời nhẹ nhàng là khác nhau và cách nói sau thường sẽ được người khác đón nhận hơn.

Để người khác lắng nghe lời bạn nói chính là mấu chốt của việc giao tiếp.

Nếu như phương pháp truyền đạt không đúng thì cho dù những lời đó có chân thành và giá trị đến đâu mà đối phương không lắng nghe thì cũng là uổng phí.

Nhưng những lời uyển chuyển và mềm mại thì không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn để lại khoảng trống cho đối phương, từ đó ổn định cảm xúc của họ và tiếp tục cuộc đối thoại.

2. Nói xấu người khác

Những người ngồi lê đôi mách thường rất dễ bị ghét, đặc biệt là những kẻ nói xấu sau lưng người khác.

 3 kiểu nói dễ khiến con người gặp tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh - Ảnh 2.

Tăng Quốc Phiên đã từng viết trong một bức thư gửi người nhà như sau: "Thường nói chuyện thị phi, ắt là người thị phi."

Những người thường xuyên ăn nói huyên thuyên, chuyện bé xé ra to ắt không phải là hạng người tốt. Gây chuyện ắt sẽ có ngày gặp chuyện, đó là luật nhân quả ở đời.

Ngược lại, người thực sự thông minh sẽ luôn tìm cách học hỏi hoặc cải thiện bản thân trong thời gian rảnh, tránh lãng phí thời gian và năng lượng của mình.

3. Nói lời kiêu căng, ngạo mạn

Trong quá trình giao tiếp, trước tiên hãy thẳng thắn và đừng nói những lời ngạo mạn khiến người khác phản cảm. Bên cạnh đó, đừng dễ dàng tiếp nhận những việc bạn không thể làm, bởi một khi thất tín, bạn sẽ đánh mất sự tín nhiệm người khác dành cho mình.

Đừng vì sự hư vinh của mình mà nói chuyện một cách ngạo mạn và bộc lộ những thiếu sót của bản thân. Bởi vì làm như vậy chỉ khiến bạn mất nhiều hơn được.

Thời Ngụy Tấn, có người tên Chu Bá Nhân luôn luôn ăn nói hết sức ngạo mạn.

Tấn thư ghi lại, có lần Tấn Nguyên Đế từng mở tiệc chiêu đãi quần thần. Trong lúc cơm no rượu say ngài có nói: "Những người ngồi đây đều là những đại thần trong cả nước, chúng ta hôm nay cùng tề tựu ở đây, chúng ái khanh có thấy ta giống vua Nghiêu Thuấn thời cổ hay không?"

Các đại thần đều gật đầu nói phải, duy chỉ có Chu Bá Nhân lúc đấy ngà ngà say lớn tiếng nói: "Đều là hoàng đế, nhưng hoàng đế ngày nay sao so được với thánh nhân thời xưa?"

Hoàng đế nghe xong vô cùng giận dữ, lập tức hạ chỉ xử tử Bá Nhân, may sao vài ngày sau ông đã được đặc xá.

 3 kiểu nói dễ khiến con người gặp tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh - Ảnh 3.

Câu chuyện này cũng truyền tải cho chúng ta một đạo lý: Nên học cách khiêm tốn, chớ kiêu ngạo như Chu Bá Nhân, kẻo có ngày rước họa vào thân.

Theo Khánh An

ICT Việt Nam

Trở lên trên