3 loại hải sản không chỉ giàu kim loại nặng mà còn chứa rất nhiều ký sinh trùng, người bán biết rõ nên chả bao giờ ăn
Hải sản thường đắt hơn thịt gà, thịt lợn và nếu không biết cách chọn lựa thì vô tình bạn đang rước một đống ký sinh trùng vào cơ thể mà không hay.
- 09-11-2020Đừng coi thường ngộ độc hải sản: Nhiều trường hợp ngộ độc phải thở máy, độc tố nấu chín không diệt nổi
- 28-09-2020Tử vong do ăn ốc lạ: BS khuyến cáo độc chất nguy hiểm, nấu chín không hết, gây nên 4 cấp độ ngộ độc hải sản
- 16-08-20204 loại thực phẩm có hàm lượng purin cao hơn hải sản, ăn càng nhiều càng dễ gây ra sỏi thận
Chúng ta đều biết rằng, hải sản sống trong nước nên thường mang nhiều ký sinh trùng. Vì vậy, nếu muốn tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng thì cần phải nấu chín để tránh gây hại cho dạ dày.
Hải sản có chứa nhiều đạm, ít chất béo nhưng lại giàu canxi nên giá thường đắt hơn so với thịt gà, thịt lợn. Dù vậy, có 3 loại hải sản lại chứa rất nhiều kim loại nặng và ký sinh trùng mà người bán hàng sẽ chả bao giờ ăn. Bạn nên tìm hiểu xem đó là những loại hải sản nào để tránh mua loại kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Hải sản đông lạnh
Một số loại hải sản như cá biển, tôm biển sau khi đánh bắt thường được ướp trong tủ đông lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu để trong tủ đông quá lâu đến mức đóng đá sương trên bề mặt thì bạn không nên mua loại hải sản này.
Bởi sau vài tháng giữ đông thì hải sản đã không còn tươi ngon và mất hết chất dinh dưỡng dù cho bạn có rã đông đúng cách. Nếu cố rã đông để ăn tiếp thì số lượng vi khuẩn và ký sinh trùng từ loại hải sản này sẽ càng gia tăng nhiều. Thế nên, tốt nhất thì bạn cứ chọn hàng tươi ngon mà ăn chứ đừng ham rẻ mua loại đông lạnh làm gì nhé!
2. Hải sản không rõ nguồn gốc
Chất lượng của hải sản có mối liên hệ mật thiết đến môi trường sinh trưởng. Nếu là hải sản tự nhiên đánh bắt ở biển thì thường chứa ít kim loại nặng và ký sinh trùng trong cơ thể. Nhưng nếu nuôi nhân tạo với môi trường chăn nuôi kém thì hải sản rất dễ bị ô nhiễm, thậm chí còn gây tích tụ nhiều kim loại nặng.
Việc mua phải loại hải sản không rõ nguồn gốc này có thể khiến lượng kim loại nặng trong cơ thể vượt mức tiêu chuẩn, từ đó dễ gây ngộ độc nghiêm trọng.
3. Hải sản có vỏ sống trong môi trường ô nhiễm
Những loại hải sản có vỏ như ngao, sò, bào ngư, hàu... thường chứa nhiều ký sinh trùng hơn do có lớp vỏ khiến chúng ta khó làm sạch hoàn toàn được bên trong. Vì vậy, nếu hải sản có vỏ sống trong môi trường ô nhiễm thì bùn đất, chất bẩn và các kim loại nặng bên trong, được chúng hấp thụ càng nhiều, người tiêu thụ chúng càng có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Pháp luật và bạn đọc