3 loại 'TIÊU SẢN' đắt và dễ mất giá nhất trong tương lai: Chớ đâm đầu đầu tư dài hạn
Nhiều người đổ xô đầu tư vào những món đồ đắt tiền với ý định làm giàu, nhưng chỉ vài năm sau đã phải ngậm ngùi nhận lỗ to.
- 04-03-2022Cuộc sống ái nữ nhà Tom Cruise sau gần 10 năm không gặp ông bố triệu phú: Xinh đẹp, có học vấn, lại giỏi kiếm tiền
- 04-03-2022Tiết kiệm 85% thu nhập, nữ giao dịch viên trẻ nhất Phố Wall tiết lộ 4 mẹo quản lý tài chính giúp bạn sớm muộn cũng trở thành triệu phú
- 04-03-2022Giám đốc mua Mercedes tặng vợ 8/3, chịu chi hơn 100 triệu decor, thuê dàn nhạc hoành tráng
Trong thế giới hiện đại, việc dễ dàng ngắm nhìn cuộc sống của những người nổi tiếng, của hàng tỷ người khác trên thế giới này khiến người ta ngày càng bị thôi thúc rằng mình cần mua nhiều của cải hơn, sắm sửa trang bị cho mình nhiều thứ vật chất hơn. Đặc biệt khi nhìn thấy những gì người khác sử dụng và chia sẻ trên MXH, điển hình như các món đồ công nghệ mới, nhiều người nhất định không chịu 'kém cạnh' mà phải mua bằng được để cho bằng người ta, kể cả là khi phải chạy vạy vay mượn tiền, để rồi nợ nần cũng từ đó mà ra.
Tuy nhiên, có một sự thực là trong số rất nhiều tài sản đắt tiền đó, có 3 loại tài sản dưới đây chắc chắn sẽ trở thành 'tiêu sản'. Những tưởng là sẽ ngày càng đắt lên, làm giàu cho chủ sở hữu nhưng thật ra lại ngày càng giảm giá trị đi sau một thời gian.
Top 3: Tivi
Được sản xuất ồ ạt với đủ các loại công nghệ mới mỗi lần ra mắt, giá tivi khi được so sánh giữa đời trước - đời sau đang ngày càng giảm đến chóng mặt. Nhiều gia đình vẫn cố gắng mua một chiếc tivi đời mới nhất với giá không hề rẻ vì đây đã được coi là một tài sản "truyền thống", không có thì cảm thấy thiếu thốn vô cùng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá của chiếc tivi đó giảm sâu bất ngờ vì đã có tivi đời mới ra đời.
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều người thực sự không cần đến một chiếc tivi như họ ngỡ tưởng. Người trẻ hiện đại thường dành phần lớn thời gian dán mắt vào màn hình laptop hoặc điện thoại smartphone cùng đủ các thể loại màn hình điện tử ở khắp mọi nơi, chứ không còn xem nhiều thông qua tivi nữa.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Westinghouse đã giới thiệu ra công chúng chiếc TV màu đầu tiên có giá những $1,295, tức là lên đến $12,750 (khoảng 300 triệu đồng) tính theo giá trị ngày nay. Mặc cho công nghệ tiên tiến như vậy, công ty chỉ bán ra được 30 chiếc trong số 500 chiếc TV đã được sản xuất và tung ra thị trường.
Chiếc TV màu đầu tiên được Westinghouse giới thiệu có giá cực lớn
Đến năm 1997, TV Fujitsu Plasma Display là chiếc đầu tiên màn hình phẳng để được phát hành cho công chúng với mức giá trên trời là $17,950, theo giá trị hiện thời là $29,600 (gần 700 triệu đồng). Để rồi đến năm 2005, người đã mua chiếc TV này phải 'kêu trời' vì họ đã có thể mua một chiếc tương tự của Toshiba với mức giá hời chỉ $4,500, theo giá trị hiện thời là $6,000. Và đến ngày nay, một chiếc TV có kích cỡ tương tự và công nghệ 'xịn xò' hơn nhiều như Ultra-HD, 4K Oled và hàng loạt các tiện ích đính kèm thì cũng chỉ có giá $2,499. Quả thực là một sự sụt giá khủng khiếp!
Top 2: Xe hơi
Mặc dù xe hơi không giảm giá mạnh mẽ giống như TV, nhưng chính cách mà công nghệ mà mỗi chiếc xe hơi đời mới được trang bị lại khiến những người tiêu đống tiền vào xe đời cũ phải 'thèm muốn'.
Hoàn toàn có cách để tính toán được xem chiếc xe của bạn sẽ mất giá bao nhiêu sau một khoảng thời gian. Một số đơn vị, đơn cử như CAP, sẽ tính toán khấu hao của một chiếc xe sau khoảng ba năm và khi đã đi được 36.000 dặm để xem xét xem giá trị của chiếc xe sẽ là bao nhiêu sau một khoảng thời gian sử dụng. Thông thường, một chiếc xe sẽ được đánh giá khả năng mất giá dựa trên các yếu tố như: tốc độ sản xuất và ra đời các mẫu xe mới, kích cỡ của xe, khả năng tiêu thụ nhiên liệu và tổng số dặm xe đi được.
Có nhiều loại xe sẽ mất giá lên đến 60%-70% chỉ sau vài năm nên người dùng cần cẩn trọng tham khảo nếu muốn giữ lại cho mình chút vốn đầu tư lúc ban đầu.
Top 3: Phi cơ và du thuyền
Đây là hai loại tài sản dễ mất giá nhiều nhất. Trong khoảng thời gian 10 năm, phi cơ sẽ mất giá nhanh hơn so với du thuyền chủ yếu vì lí do khó bảo dưỡng hơn.
Ronaldo bên cạnh chiếc phi cơ G200 có ký tự CR7 và biểu tượng ăn mừng của anh. (Ảnh: \tcristiano).
Một ví dụ rõ thấy cho sự mất giá của phi cơ chính là chiếc Gulfstream G200 hiện đại và sang trọng bao gồm nhiều tiện nghi xa xỉ và đắt tiền của cầu thủ lừng danh Cristiano Ronaldo (CR7) được anh tậu vào năm 2015 với giá 20 triệu bảng (27,4 triệu USD). Dòng phi cơ này có nhiều loại được sản xuất từ năm 1999 đến năm 2011. Theo tính toán, với chiếc phi cơ có giá $3,500,000 sẽ bị mất giá lên đến 69%, nên giá của nó sẽ giảm chỉ còn 31% trong vòng 10 năm sau khi mua.
Gulfstream G200 là mẫu máy bay thương mại hai động cơ, được sản xuất giới hạn 250 chiếc trên toàn thế giới.
Pháp luật và Bạn đọc