3 lối sống âm thầm hủy hoại đời ta, loại thứ 3 rất phổ biến, nhiều phụ nữ mắc phải mà không thoát ra được
Lối sống "tự hủy" không phải quá xa lạ. Dường như mỗi người trong chúng ta, ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời đều có thể vô tình giẫm vào con đường này.
- 07-11-2021Dậy sớm bỗng phát hiện 4 dấu hiệu đáng nghi: Cẩn trọng gấp vì rất có thể huyết áp tăng vọt, nguy cơ đột quỵ đang 'gõ cửa'
- 05-11-2021Lãnh đạo nam yêu cầu nữ ứng viên: Chúng ta đi công tác cùng nhau, cả khách sạn chỉ còn 1 phòng, cô có đồng ý không? - Cô gái chỉ dùng 1 hành động mà không cần nói nhiều
- 28-10-20212 thói quen buổi sáng của đàn ông sẽ khiến tuyến tiền liệt rơi vào báo động, cần thay đổi sớm nếu không muốn trẻ tuổi đã mắc bệnh
Cuộc sống của mọi người không phải lúc nào cũng gặp những điều vui vẻ, thuận lợi và dễ dàng. Trong khi nhiều người có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, cho rằng những người bạn, người thân đã biến cuộc đời họ trở nên khốn khổ, thì thực chất, chính bản thân họ mới là người tự tay hủy hoại đời mình.
Bản năng của con người luôn muốn được người khác yêu thích và đánh giá cao. Cũng chính vì vậy, mong muốn đó đã thôi thúc chúng ta phải sống để làm hài lòng mọi người để chiếm được tình cảm và sự công nhận của họ.
Nhưng rồi đến một ngày chúng ta có thể nhận ra mình đã sống một cuộc đời gắng gượng trong đau khổ, sống vô nghĩa vì cách nghĩ của người khác và cho người khác. Nhìn lại bản thân, những điều ta có được chỉ toàn là tổn thương.
Bạn có đang mắc phải lối sống "tự hủy" hay không? Dưới đây chính là 3 dấu hiệu cho thấy điều đó.
Luôn cố gắng làm hài lòng người khác
Một dấu hiệu cho thấy bạn đang tự hủy hoại cuộc sống của mình là khi bạn tự thỏa hiệp với mục đích làm cho người khác hài lòng và đó cũng là cách để bạn cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn. Khi bạn cần sự công nhận của người ngoài để thấy được giá trị thật sự của chính mình, bạn sẽ không thể kiểm soát được những gì mình nghĩ về bản thân.
Nói cách khác, bạn đang tự biến cuộc sống của mình thành bi kịch, trở thành những gì mà người khác muốn chứ không phải là con người thật sự của bạn. Bạn bỏ mặc cảm xúc, nhu cầu và những gì mình mong đợi, khao khát chỉ để những người xung quanh vui lòng.
Sống vì người khác chứ không phải cuộc sống của chính mình
Bạn có thể được khen ngợi là người sống hết mình vì bạn bè. Bạn luôn là người đầu tiên đứng ra giải quyết mọi khó khăn, khúc mắc của mọi người. Dù có mệt mỏi hay cực khổ cỡ nào, bạn cũng sẽ xoay xở, tìm cách giải quyết vấn đề cho những người tìm đến bạn. Nhưng rồi, bạn đã quên mất một điều rằng, bản thân bạn cũng có vấn đề riêng nhưng bạn hoàn toàn bỏ mặc.
Vì sao lại thế? Bạn nghĩ rằng bản thân là người quan trọng đối với mọi người. Bạn muốn trở thành người quan trọng như vậy và chỉ có bằng cách này, bạn mới nhận được lời khen ngợi, tình yêu và sự kết nối với bạn bè. Sâu thẳm bên trong nhu cầu này, bạn đang cần được sự công nhận, không muốn bị bỏ mặc và sợ hãi sự cô đơn.
Chính vì vậy, bạn thà bỏ qua nhu cầu của bản thân, sống giùm cho người khác, có như vậy bạn mới thật sự cảm thấy an toàn và có giá trị.
Không yêu thương bản thân
Bằng cách phủ nhận và phớt lờ những nhu cầu của bản thân, bạn khiến bản thân trở nên không còn quan trọng nữa, bạn cũng không thể yêu thương và nhận thấy giá trị của chính mình. Vì điều này, bạn cần tìm đến một đối tác để họ khiến bạn cảm thấy tốt hơn, để họ có thể cho bạn sự công nhận mà bạn không thể có được từ bản thân.
Những phụ nữ không biết tự yêu quý bản thân, bỏ qua giá trị cốt lõi của chính mình rốt cuộc chỉ có thể sa đà vào các mối quan hệ không lành mạnh.
Người phụ nữ luôn cho rằng mình không đủ tốt, họ có thể cắn răng nhẫn nhục trong một cuộc tình bạo lực, hy vọng có được tình yêu và sự khẳng định mà họ mong muốn.
Người phụ nữ không biết được giá trị của mình sẽ luôn khao khát tìm kiếm tình yêu một cách mù quáng và rất dễ dàng chấp nhận việc người xung quanh đối xử với họ như "cỏ rác", bởi ngay chính họ cũng nghĩ về mình như thế.
Phải làm sao để ngừng sống "tự hủy"?
- Bắt đầu bằng việc ưu tiên và tập trung vào nhu cầu của bản thân.
- Lắng nghe và tôn trọng mong muốn của bản thân. Hãy tự hỏi: "Tôi cảm thấy thế nào về tình huống này?" hoặc "Đây có phải là thứ tôi thật sự muốn?".
- Thể hiện sự quyết đoán. Đặt ranh giới và học cách nói "không" trong các mối quan hệ và tình huống cụ thể.
- Đừng so sánh mình với ai cả. Đừng lo lắng về ý kiến của người khác. Sẽ không ai có thể xem thường bạn, trừ khi bạn trao cho người ta cái quyền đó.
- Nói tạm biệt những người bạn, những người đồng nghiệp "độc hại".
(Nguồn: Your Tango)
Pháp luật & Bạn đọc