MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 luật bất thành văn về tư duy khan hiếm của người giàu: Trí tuệ!

15-09-2021 - 10:24 AM | Sống

Kiếm tiền thực chất là một công việc kỹ thuật, tại sao người giàu lại trở nên giàu có? Là do họ thường có 3 tư duy “khan hiếm”.

Đối với hầu hết mọi người, ước mơ cuộc sống không gì khác hơn là trở nên giàu có sung túc. Trở nên giàu có, với sự tự do của cải, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện nhiều điều mình mong muốn. Tuy nhiên, có một quy luật của người giàu rằng: "Nếu không có tư duy làm giàu, thì dù bạn có chăm chỉ đến đâu, bạn cũng sẽ nghèo".

Bạn, những người mong muốn trở nên giàu có, có ba kiểu suy nghĩ này không?

1. Tư duy cân bằng lợi ích

3 luật bất thành văn về tư duy khan hiếm của người giàu: Trí tuệ! - Ảnh 1.

Về tư duy cân bằng lợi ích, đây đã là một câu hỏi phổ biến. Vậy, chính xác thì tư duy cân bằng lợi ích là gì? Có nghĩa là, khi giải quyết bất kỳ vấn đề nào, chúng ta cũng phải tính đến cả lợi ích của mình và người khác, cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn. "Tư duy cân bằng lợi ích" có thể nói là một tư duy hợp tác đôi bên cùng có lợi ở cấp độ hàng đầu.

Hồ Tuyết Nham, một doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc từng có một vụ làm ăn với một doanh nhân thất bát và sắp bị phá sản. Anh ta tìm đến Hồ Tuyết Nham, hy vọng rằng ông có thể mua tài sản của mình.

Sau một hồi tìm hiểu, cuối cùng Hồ Tuyết Nham cũng đồng ý mua lại tài sản của thương gia với giá thị trường. Đồng thời, Hồ Tuyết Nham cũng hứa sẽ chỉ thay mặt anh giúp anh quản lý, sau thời gian khó khăn này, anh có thể chuộc lại tài sản của bản thân bất cứ lúc nào.

Nhiều người rất khó hiểu về điều này, Hồ Tuyết Nham rõ ràng có thể mua ngành này với giá thấp hơn, tại sao lại phải giúp đỡ người khác mà không kiếm tiền nếu có tiền?

Câu trả lời của Hồ Tuyết Nham khi đó là: "Bất kể là mối quan hệ nào chỉ khi bạn chấp nhận bỏ ra thì người khác cũng sẽ vì bạn mà bỏ ra. Việc làm ăn này có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu tôi chỉ coi trọng lợi ích của bản thân và chỉ kiếm tiền cho bản thân mình, thì anh ta cả đời cũng khó có thể trở mình.

Tôi thực ra là cứu người nhưng bản thân tôi luôn muốn mình làm chuyện gì cũng không thẹn với lòng. Sông có khúc người có lúc, nếu đã đưa bàn tay ra cứu người vậy thì phải làm cho tới nơi tới chốn."

Cuối cùng, người doanh nhân kia cũng chuộc lại được tài sản của chính mình, và Hồ Tuyết Nham cũng có được một đối tác làm ăn tốt.

Cuộc đời chìm nổi, phong thủy xoay vần ai biết được tai họa lúc nào sẽ đến, bạn giang tay giúp đỡ người khác, tới lúc bạn gặp khó khăn cũng sẽ có người sẵn lòng giúp đỡ bạn. Bằng cách này, đôi bên cùng có lợi vẫn tốt hơn là tranh đấu đến cùng để rồi một mất một còn.

Những người sẵn sàng trao đi sự giúp đỡ, sẻ chia mới có thể đời đời giàu sang.

2. Tư duy thời gian

3 luật bất thành văn về tư duy khan hiếm của người giàu: Trí tuệ! - Ảnh 2.

Thời gian là công bằng cho tất cả mọi người, mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày không có nhiều hơn một giây nào, và cũng chẳng ai có ít hơn.

Tuy nhiên, trong 24 giờ này, có người có được hàng triệu đô la, trong khi những người khác có thể chẳng kiếm được một đồng nào.

Vì vậy, người giàu thường hiểu rõ một chân lý: giá trị của thời gian lớn hơn rất nhiều so với giá trị của tiền bạc bởi vậy họ không ngừng chạy đua với thời gian. Từng có một giả thiết: nếu ai đó bỏ 10.000 đô la xuống đất trước mặt Bill Gates, ông ta sẽ không đưa tay ra nhặt, bởi vì ông ta tạo ra nó theo thời gian mà giá trị còn cao hơn nhiều 10.000 đô la này. Nếu như đưa tay xuống nhặt, ông ta sẽ mất nhiều hơn.

Thời gian của người giàu thường là tận dụng từng giây từng phút một, họ không bao giờ có ý định đánh đổi thời gian để lấy tiền.

3. "Tôi" thống trị tiền bạc, không phải tiền bạc thống trị "tôi"

Nhiều người mải mê, cúi đầu quỳ gối vì tiền bạc nên an phận chỉ là nô lệ của đồng tiền, bị tiền bạc dắt mũi.

3 luật bất thành văn về tư duy khan hiếm của người giàu: Trí tuệ! - Ảnh 3.

Người giàu luôn biết cách kiếm tiền để phục vụ bản thân. Trong mắt người giàu, tiền không phải là của cải được theo đuổi trong cuộc sống, đối với họ lý tưởng và giá trị bản thân quan trọng hơn. Như câu nói: Khi chúng ta coi tiền là "vật", chúng ta là người; nếu sùng bái tiền như "thần thánh", thì bản thân chúng ta cũng trở thành "vật".

Những người coi tiền là "vật" cho rằng "hết tiền rồi lại có thể làm lại." Ví như, Phạm Lãi, ba lần tiêu tán gia tài chỉ để cứu tế nạn dân. Trái lại, người coi tiền là "thần thánh" cuối cùng chỉ có thể nhận hậu quả "người chết vì tiền, chim chết vì mồi".

Khi giao dịch tiền bạc, điều chúng ta phải làm không phải là chạy theo đồng tiền một cách mù quáng, trước hết phải có tư duy hệ thống. Chỉ khi chúng ta thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn bị chi phối bởi tiền bạc, thì của cải mới tự nhiên tới gần, và chúng ta sẽ trở nên giàu có.

Trong suốt quá khứ và hiện tại, những người trở nên giàu có đều có một chân lý nhất định. Suy nghĩ thường quyết định kết quả của một người. Chúng ta không thể sao chép thành công của người khác, nhưng trí tuệ và ý tưởng của người khác có thể học hỏi và sử dụng để tham khảo bất kể bạn đang tích lũy của cải, giữ gìn của cải hay "kiếm tiền bằng tiền".

Theo Diệp Nguyễn

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên