3 lý do khiến người nghèo mãi vẫn hoàn nghèo
Tại sao người nghèo mãi vẫn nghèo, còn người giàu ngày càng giàu?
- 29-06-2022Nhà tuyển dụng treo lương cao cho vị trí hấp dẫn nhưng khi phỏng vấn lại đề xuất mức thấp hơn, vì sao?
- 29-06-2022Triết lý của bầu Hiển & bí mật bên trong lò đào tạo giúp bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á
- 29-06-2022Tâm thư người mẹ gửi con trai "tuổi nổi loạn": 20 tuổi so sánh học vấn, 30 tuổi so sánh năng lực, 40 tuổi so sánh kinh nghiệm, 50 tuổi so sánh tài chính
Tại sao người nghèo mãi vẫn nghèo? Nguyên nhân là bởi họ không biết cách quản lý chi tiêu để trở nên giàu có.
Người nghèo thường nghĩ, chỉ khi kiếm được nhiều tiền họ mới có thể trở nên giàu có, song thực chất không phải vậy. Con người cần đạt đến “cảnh giới’’ độc lập tài chính trước, sau đó mới nghĩ đến chuyện làm giàu. Quá trình này khá khó khăn, song nếu bạn làm được, việc kiếm tiền sẽ trở nên vô cùng dễ dàng bởi bản thân chúng khi đó đã được tự động hóa. Người giàu theo đó ngày càng giàu.
Theo Get Money Rich, không quá khi nói việc phụ thuộc vào tiền lương hàng tháng sẽ khiến một người nghèo đi. Đây chính là thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay lập tức. Để làm được điều này, bạn cần trở thành một người “không nợ” và biết cách xây dựng danh mục đầu tư hợp lý. Ngay cả khi không có tiền lương, thu nhập từ danh mục này vẫn phải đủ để bạn duy trì mức sống.
Thực tế, con đường từ “nghèo” đi đến “độc lập tài chính” rất gian nan. Khó là bởi hầu hết mọi người đều không biết cách, hay nói đúng hơn, là không hiểu sâu khái niệm độc lập cũng như cách vận dụng chúng trong bài toán kinh tế.
Ngay khi một người nhận ra tầm quan trọng của độc lập tài chính, hành trình đi tới sự giàu có sẽ chính thức bắt đầu. Điều này giống như bạn đang lạc lối trong hang động tối tăm, bỗng nhìn thấy tia sáng nhỏ cuối đường vậy. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hành trình đó, bạn cần phải biết nguyên nhân vì sao từ trước tới nay mình lại nghèo.
Chi tiêu không kiểm soát
Có một sự thật là, đa số người giàu thường chi tiêu ít, còn người nghèo lại chi tiêu nhiều. Theo một nghiên cứu được trang Get Money Rich trích dẫn, người giàu trung bình tiết kiệm hơn 50% thu nhập. Điều này khiến họ, dù có nhiều khoản chi, song vẫn dành dụm được nhiều hơn người nghèo, nếu tính theo tỷ lệ phần trăm.
Theo Get Money Rich, mức tiết kiệm thấp chủ yếu được nhìn thấy ở người nghèo và tầng lớp trung lưu. Họ thường chi tiêu quá độ và gần như ít khi tiết kiệm. Có những người tiết kiệm hơn 3% thu nhập song cuối cùng lại tiêu chúng vào những chuyện vụn vặt, vô bổ. Và khi tiền mặt dần cạn kiệt, người nghèo sẽ lại dùng tới thẻ tín dụng.
Đã bao nhiêu lần bạn mua một món đồ nào đó bằng thẻ tín dụng chỉ vì không có đủ tiền tiết kiệm? Thói quen này chính là biện minh cho việc vì sao người nghèo mãi hoàn nghèo.
Không lên kế hoạch cụ thể
Người giàu xử lý những tình huống khẩn cấp tốt hơn người nghèo. Họ chuẩn bị sẵn sàng, ít nhất là khoản tiền phòng thân. Người càng giàu thì tiền phòng thân càng lớn.
Tác giả bài viết trên trang Get Money Rich chia sẻ anh từng gặp một người có quỹ phòng thân lớn gấp 6 lần chi phí hàng tháng. Nếu một điều gì đó không theo kế hoạch xảy ra, anh ta sẽ có 390.000 USD để dự phòng.
Trong khi đó, quỹ phòng thân của người nghèo gần như bằng 0.
Nợ nhiều
Khả năng trả nợ của người giàu cao, nhưng họ ít khi để mình mắc nợ. Đó là điều người nghèo phải học hỏi từ người giàu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình một người nghèo sẽ dành 35-40% thu nhập để trả nợ. Tỷ lệ này đối với người giàu thấp hơn rất nhiều. Cũng bởi người nghèo, khi muốn mua một thứ gì đó, thường nghĩ ngay tới việc vay ngân hàng, bất chấp việc chúng vượt quá khả năng chi trả.
Theo Bright Sight, có 4 thứ các triệu phú thường từ chối chi tiêu, trong khi rất nhiều người khác dù “cháy túi” vẫn muốn vay nợ mua cho bằng được.
Đầu tiên là ô tô đắt tiền. Với người giàu, đây chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, là tiêu sản, chứ không phải thứ giúp khoa trương của cải. Họ chọn cách trung thành với chiếc xe cũ thay vì rót tiền núi vào xế hộp và nhìn chúng khấu hao giá trị theo từng năm.
Thứ hai là nhà. Theo Bright Sight, một căn nhà nếu chỉ dùng để ở sẽ trở thành tiêu sản và tiêu sản thì chỉ khiến người sở hữu nghèo đi. Trong khi đó, người có tiền và tư duy tài chính thường mua nhà để đầu tư, tức mua giá thấp sau đó bán giá cao. Họ thậm chí còn chấp nhận ở trong những ngôi nhà bình thường để dồn vốn cho những khoản đầu tư sinh lời khác.
Thứ ba là quần áo hàng hiệu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người giàu ít khi chi “tiền núi” cho quần áo hàng hiệu, trừ khi họ là người thuộc ngành công nghiệp giải trí. Tại Mỹ, top 1% những người giàu nhất cũng đã bắt đầu chi tiêu ít hơn cho đồ hiệu kể từ năm 2007. Họ thường chọn mua những bộ quần áo đơn giản, khó lỗi mốt để không phải thay đổi tủ quần áo quá nhiều.
Cuối cùng là đồ gia dụng thông minh. Người giàu lại ít khi chi tiền vào những món đồ này. Nếu đồ cũ vẫn còn dùng được, họ sẽ dành tiền vào việc khác, chẳng hạn như chăm lo sức khỏe bản thân hay học thêm kiến thức mới.
Theo: Get Money Rich
Nhịp sống kinh tế