3 mâu thuẫn về góc nhìn đầu tư bất động sản giữa hai thế hệ có mức thu nhập thấp trong phim Bố Già của Trấn Thành vừa được đào lại bất ngờ gây sốt!
Giữa cơn bão bất động sản tăng cao, một đoạn cắt được cho là “ăn tiền nhất” trong phim Bố Già của Trấn Thành được giới chuyên môn đánh giá cao vừa được đào lại gây sốt mạng xã hội.
- 18-04-2022Đàn ông và phụ nữ, ai đầu tư giỏi hơn? Câu trả lời bất ngờ khiến tất cả gật gù: Chi tiết nhỏ làm nên thành công lớn, giúp con đường “phát tài” không còn bế tắc
- 01-04-2022Tổng quan 12 con giáp trong tháng 3 âm lịch: Tý và Mùi lãi lớn nhờ đầu tư suôn sẻ, Thìn dễ tiêu hao tiền bạc vì chuyện ngoài ý muốn
- 26-03-2022Khả năng kiếm tiền phát nể của Khánh Vy: Tỉnh táo đa dạng hóa thu nhập, đầu tư chứng khoán và đất từ năm 22 tuổi
Phim nhựa "Bố Già" được ra mắt vào năm 2021, kể về 4 đứa con của ông Ba Sang (Trấn Thành đóng) và ông sống trong một xóm nghèo. Bên cạnh đạt được doanh thu phòng vé, bộ phim cũng gây ấn tượng trong giới chuyên môn bất động sản khi bóc tách được những góc nhìn thú vị xoay quanh chủ đề nổi bật giữa 2 thế hệ nhà ông Sang: "Có nhà mặt đất không ở, người ta không có tiền mới phải mua chung cư!".
Cụ thể trong phân đoạn "đấu khẩu" về việc lên chung cư cao cấp, "cha con" Trấn Thành và Tuấn Trần đã thể hiện những lát cắt về mâu thuẫn của 2 thế hệ ở nhiều gia đình. Trong đó quan điểm về chung cư và nhà mặt đất là câu chuyện có lẽ rất thường gặp trong rất nhiều gia đình ngày nay.
Góc nhìn đầu tư trong phim Bố Già.
Mâu thuẫn 1: Rủi ro thì đâu cũng có không nhất thiết là nhà phố, nhà nông thôn, nhà chung cư hay biệt thự hạng sang
Trong khi anh con trai là hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ (Millenium) đang làm những nghề mới xuất hiện của thị trường, thích sự hiện đại, mới mẻ, tiện nghi. Ông Ba Sang lại đại diện cho cách suy nghĩ của lớp "ăn chắc", chỉ cảm thấy an toàn với một miếng đất và một căn nhà cố định: "Người ta không có nhà mặt đất để ở thì mới mua nhà Chung cư, nhà ta đang dưới đất tự nhiên xúi ta lên ở chung cư. Phải ngu không? Bữa nào nó cháy chạy cho xanh mình".
Và người con đã phản biện lại với lối suy nghĩ: "Ba ơi, cái ba đang nói là chung cư, cái con nói là căn hộ cao cấp" và "nhà dưới đất thì không cháy chắc!".
Ngay lập tức "ông ba Trấn Thành" đã phản biện: "Ở đây cháy ta chui ra nhanh, còn ở trên trển, cháy ta biết chui xuống đường nào?". Một cách nói về rủi ro rất hài hước, dễ thương mà không gây phản cảm và thực sự là như vậy. Không thể phủ nhận tiện nghi của các chung cư cao cấp hiện tại khi với những tiện nghi có sẵn sẽ mang lại đời sống tốt nhất, nhưng nếu lỡ có trường hợp rủi ro (cúp điện bất ngờ, thang máy hỏng, cháy, nổ…) thì người lớn tuổi, người có bệnh nền dị tật sẽ vô cùng bất tiện khi di chuyển so với người trẻ tuổi hơn.
Như thế có thể thấy, ở nhà chung cư cao cấp có thể nâng cấp chất lượng cuộc sống, đầy đủ tiện nghi lối sống tốt hơn nhưng đánh đổi sẽ rất lớn. Dĩ nhiên các chung cư thực sự cao cấp luôn có những gói bảo đảm an toàn cho khách hàng, nhưng "không gì có thể đánh đổi được con người và sức khoẻ". Hiệp 1 ông Ba Sang thắng.
Mâu thuẫn 2: Đâu mới là phương án đầu tư mang đến hiệu quả tốt nhất? Bán nhà rồi tái đầu tư ở nhiều chỗ, hay nâng cấp chỗ ở hiện tại?
Kế tiếp một trong những vấn đề được cậu con trai Quắn nêu ra mà khiến dân mạng giật mình: "Sao tui ba phải ghê. Tui nghe bên nào phân tích ý nào là tui gật gù ý đó, bên này nói tui cũng gật, bên kia nói tui cũng gật!" khi phân tích trên góc nhìn đầu tư: "Nhà của ba như cái cùi bắp vậy nè, ba bán nó. Rồi ba có một cục tiền. Ba chia ra làm 3: ba vừa mua được nhà, vừa trả được nợ, vừa có vốn làm ăn. Ngon không?".
Thế nhưng người cha lại có lối phản biện hình tượng mới: "Bây giờ bây không có tiền, coi nó như cùi bắp. Nếu có tiền, sắm sửa nó sẽ thành vựa bắp. Còn về cái chung cư: Hàng xóm ở dơ hay nhiều chuyện là thấy cha rồi nha. Bữa nào nó cúp điện không có thang máy là đi bộ thấy bà. Sau 50 năm hoá giá, không tính được nó giải toả là tiêu luôn. Mất nhà!".
Tâm lý của người làm cha làm mẹ, có thể thời gian sống không còn nhiều, nhưng họ luôn biết suy nghĩ cho đời con, đời cháu của họ. Có thể về mặt đầu tư, tính toán chưa hoàn toàn đúng. Vì trên thực tế dòng tiền từ một bất động sản có giá mang lại được nhiều điều kiện cũng như lợi nhuận tốt hơn, và không có lý do gì nhiều người giàu lên và sở hữu nhiều lô đất từ việc bán đi 1 lô đất có giá khác. Nhưng điều đó chỉ nên áp dụng trong những trường hợp sau:
1. Đòn bẩy tài chính đủ mạnh.
2. Bạn nên có từ 2 – 3 nguồn thu nhập để tạo dòng tiền ổn định khi việc sinh lời từ những khoản đầu tư BĐS mới chưa có.
3. Bạn sở hữu từ 2 bất động sản trở lên.
4. Bạn thực sự nhạy bén nắm vững được nhịp và khó bị lay động bởi tâm lý thị trường.
Ở hiệp 2 có thể thấy, Ba Sang đành lui một bước. Quắn tạm thắng.
Mâu thuẫn 3: "Ba đi trước chưa chắc ba đã là một người đi đúng!?"
Một chủ đề nữa được người con nêu ra để thuyết phục người cha: "Nếu nâng cấp nhà với 1 trệt, 1 lửng. Mạnh ai nấy sống. Giờ ở chung cư, mỗi người phòng riêng đâu đó rõ ràng, còn có tiện nghi hồ bơi, gia đình thường gặp nhau ở phòng khách, tình cảm gia đình nảy sinh ở đó!". Thế nhưng mà tình cha thì nói rằng "tình con ấm ức tê liệt thái dương. Và với tư cách là một người đi trước, ba đang giữ của cho mày!".
Vấn đề ở chỗ đúng là cuộc sống hiện đại có quá nhiều "rủi ro", người trẻ thích sống trong chung cư vì nó tiện nghi và có sẵn. Họ sống độc lập nên việc phải tiếp xúc quá nhiều người, chỗ ở thấp, chật chội không đẹp đẽ sẽ thấy tù túng. Nhưng ở một mặt khác, nhà mặt đất với cả gia đình cùng quây quần là một không gian thu nhỏ không khiến chất lượng giảm đi mà còn tăng sự gắn kết thành viên. Việc sống chung hay tách biệt là sự lựa chọn. Ở hiệp cuối: không bên nào thắng thế hơn bên nào.
Trong phân đoạn "đấu khẩu", Ba Sang và Quắn đều có lý lẽ của riêng mình mà khán giả nghe từ phía nào đều thấy "cũng đúng đúng". Rõ ràng chỉ là phim, nhưng cuộc đối thoại của cha con ông Ba Sang rất nảy lửa và rất đời vì chúng đều chạm đến những vấn đề rất thực tế của xã hội, quan trọng là: "Chúng ta hãy kiên nhẫn và có góc nhìn thông cảm cho nhau giữa hai thế hệ"./.
Nhịp sống Việt