3 năm làm việc ở startup, tôi nghiệm ra 4 "luật vàng": Người không tuân thủ, ắt sớm bị đào thải
Trải qua những bài học thực tế, tôi đã phải trả những cái giá rất đắt vì sự nghiệp bản thân.
- 22-08-2020Có đứa trẻ sống trong gia đình nhìn rất đỗi êm đềm nhưng lớn lên lại bị rối loạn nhân cách, nguyên nhân nằm ở những lời nói như này của cha mẹ
- 22-08-2020Bí quyết để duy trì một tình bạn bền vững: Thân nhau đến đâu, vẫn phải nể nhau mà giữ chừng mực!
- 22-08-20203 điều dù bất bình đến mấy cũng phải giấu trong bụng, đừng nói ra để người khác coi thường, lợi dụng: Kẻ khôn ngoan luôn luôn nhớ kỹ
Tôi vừa nộp đơn xin nghỉ sau hơn 3 năm gắn bó với công ty. 3 năm ở đây, tôi có cơ hội trải nghiệm nhiều tình huống dở khóc dở cười, trong đó có không ít những bài học đắt giá - phải trả bằng những mối quan hệ, tiền bạc và công sức của cá nhân lẫn tập thể.
1. Luôn "đứng giữa" mọi câu chuyện được kể trong công ty
Khi tôi làm được 6 tháng, công ty bắt đầu có lục đục nội bộ.
Mâu thuẫn xảy ra do sự ức chế của vài thành viên "lớn tuổi" vì chế độ phúc lợi của công ty. Ban đầu chỉ là vài lời vu vơ giữa những người cùng cảnh ngộ, dần dần sự ức chế như một con virus, "lây lan" khắp nơi và làm ảnh hưởng cả những người không liên quan – trong đó có tôi.
Những câu chuyện bắt đầu được kể, nội dung cũng từ từ được "nâng cấp" lên: từ than vãn, chuyển sang trách móc, rồi nói xấu và cuối cùng là chửi – tất cả đều nhắm vào sếp. Còn tôi chỉ biết tập trung làm việc để nâng cao kĩ năng, không hề có ý nghĩ gì khác. Tuy nhiên, việc phải nghe những lời chê trách mỗi ngày, tôi dần bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông, bắt đầu tin những câu chuyện đó, và nghi ngờ sếp mình.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi cả công ty quyết định yêu cầu một cuộc "tranh luận" với sếp để đòi lại công bằng.
Nhưng khi có mặt đông đủ, anh sếp hỏi "Ai muốn đưa ra yêu cầu trước?" thì không một cánh tay nào giơ lên. Mọi người bắt đầu nhìn nhau dò xét, và lúc đó một tiếng nói của người anh "lớn tuổi" vang lên, hướng về phía tôi: "Em có ý kiến gì nói đi kìa".
Buổi họp kết thúc mà không có ý kiến nào đưa ra, chỉ có những lời nhận xét của anh sếp về thái độ và công việc của mỗi người. Thực tế, anh biết ai bày đầu và cũng biết tôi không có gan để làm chuyện đó.
Từ đó về sau, tôi luôn chọn là người đứng giữa mọi chuyện. Đứng giữa, là không từ chối, nhưng cũng không chấp nhận.
2. Lợi ích công ty > Lợi ích tập thể > Lợi ích cá nhân
Đây là quan điểm của tôi một khi bản thân vẫn còn làm thuê.
Quay lại câu chuyện ở trên, người khởi xướng cho "phong trào đòi quyền lợi" là T – một người đã có 2 năm kinh nghiệm về copywriting và có thể coi là "lão làng" trong công ty lúc bấy giờ. Anh này rất có kỹ năng, nhưng một điểm trừ là anh luôn đòi hỏi lợi ích cá nhân trước khi làm bất kì việc gì.
Nếu sếp giao việc mới, thì anh ấy sẽ nghĩ ngay "Em làm thêm vậy liệu lương có tăng không?"; đúng 6 giờ là tắt máy về dù công việc chưa giải quyết xong và cần gấp; luôn yêu cầu tăng lương, phúc lợi và thường xuyên so sánh công ty này với công ty khác.
Ngược lại với T là A – một người luôn đặt lợi ích của công ty luôn hàng đầu. Việc nào cũng xung phong làm, không yêu cầu tăng lương hay bất kì quyền lợi gì. Thứ mà bạn nhắm đến là kinh nghiệm và cơ hội phát triển bản thân.
Hai năm sau đó, T với "bề dày" 4 năm kinh nghiệm copywriting vẫn là nhân viên bình thường với mức lương bảy-con-số. Còn A mặc dù xuất phát điểm chậm hơn, nhưng đã đạt được thành công nhất định và hiển nhiên, thu nhập hơn T gấp 3 lần.
Không chỉ ở công ty cũ, tôi còn chứng kiến rất nhiều trường hợp có người sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của mình để hoàn thành công việc. Và kết quả luôn luôn xứng đáng.
Kể cả khi cố gắng của bạn bị người khác phủ nhận, bạn vẫn tích lũy cho mình những trải nghiệm đáng nhớ. Mà tuổi trẻ thì có gì quý hơn trải nghiệm đâu?
3. Đồng nghiệp là đồng nghiệp, không hơn
Kể cả khi bạn và người đó có tâm đầu ý hợp trong công việc đến đâu, tôi nghĩ là bạn vẫn nên vạch ra ranh giới.
Sau hơn 2 năm làm việc, cuối cùng tôi cũng lên được vị trí trưởng phòng. Lúc đó tôi được cấp trên giao quyền tuyển dụng và quản lý một nhóm nhỏ.
Trong quá trình tìm kiếm thành viên cho nhóm, tôi có nhận được CV của hai bạn, một nữ và một nam tên. Cả hai học cùng ngành và cùng trường ĐH với tôi. Chỉ sau một vòng phỏng vấn, tôi nhận cả hai bạn. Một phần vì hai bạn giỏi, phần nữa vì có cảm tình từ trước.
Lần đầu được giao toàn quyền quản trị nhân sự, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Và sai lầm của tôi là đã quá thân thiết với 2 bạn này.
Và rồi cả hai từ từ ỷ lại (đi trễ, trễ deadline thường xuyên, nghỉ nhiều…) và tôi cũng "ngại" trách mắng nặng lời vì một chữ "thân". Cho đến khi công ty gặp khó khăn và quyết định cắt giảm những nhân sự không làm được việc, tôi quyết định cho hai bạn nghỉ và chủ động tìm một công việc khác tốt hơn cho hai bạn.
Tuy nhiên thay vì chấp nhận quyết định của tôi và ra đi nhẹ nhàng để sau này còn nhìn mặt nhau, hai bạn lại dùng những chuyện tôi từng chia sẻ và chỉ bảo làm thứ chống lại tôi. Khi đọc được những tin nhắn đó tôi rất shock, nhưng sau đó cũng xem như một bài học cay đắng vì chung quy lỗi cùng tại mình.
Xong việc là hết, ai về nhà nấy. Cho dù bạn và người đồng nghiệp đó có thân thiết tới đâu, thì cũng nên vạch ra ranh giới và biết cách giữ im lặng đúng lúc. Họa hoằn lắm nếu có nghỉ việc thì lâu lâu gọi nhau ra cà phê vài lần, tới đó rồi thôi.
4. Không có sếp dở, chỉ là bạn chưa biết họ giỏi chỗ nào
Trở lại khoảng thời gian cuối 2017, đầu 2018, tôi lúc này đã có chút kiến thức chuyên môn, đồng thời cũng nhận ra những bất ổn trong việc vận hành của công ty.
Tôi bắt đầu cảm thấy khó hiểu với nhiều quyết định của anh sếp: Tại sao anh không làm cái này? Tại sao anh làm vậy? Sao anh không làm cái kia?… Nhưng tôi chỉ biết im lặng làm theo.
Khoảng giữa 2018 thì anh nghỉ, anh A vào thay. Trong thời gian làm việc chung, công việc chính của anh sếp mới này là lên văn phòng lúc 12h trưa, rủ cả phòng chơi game và về lúc 5h chiều.
Khoảng 1 năm sau thì anh bị sa thải, tôi lên thay. Lúc này, tôi mới nhận ra là anh A rất giỏi trong việc kết nối mọi người và thuyết phục người khác. Mặc dù trong quá trình làm việc, kết quả anh A không tốt, nhưng không khí trong công ty lúc nào cũng vui vẻ, mọi người thân thiết và cởi mở với nhau hơn; và một cái hay nữa của anh A là rất biết động viên và khen thưởng cấp dưới.
Khi ở vị trí của một người sếp, tôi mới hiểu tại sao hai vị sếp cũ lại có quyết định như vậy.
Khi người khác có vị trí cao hơn mình, chắc chắn họ sẽ giỏi hơn mình một thứ gì đó. Và thứ đó là thứ mà công ty - hoặc ít nhất là những người tuyển dụng họ - đang cần.
Vì ức chế với những quyết định của sếp và có cái nhìn phiến diện về chuyên môn của họ, nên tôi vô tình phớt lờ mặt tốt của họ. Việc này làm tôi mất đi rất nhiều cơ hội để học hỏi, và đó cũng là thứ khiến tôi hối hận nhất.
Báo Dân sinh