3 "rào cản trường sinh" của tuổi già mà ai cũng cần phải cẩn trọng: Nếu bạn có thể vượt qua cả ba thì xin chúc mừng, trường thọ không còn xa
Con người ta ai cũng muốn sống lâu, mạnh khỏe và… trẻ trung! Nhưng điều kiện sống nghiệt ngã, tạo hóa khắt khe "ban" cho loài người những rào cản, giới hạn không thể lường trước.
Không phân biệt nam nữ, bất kể là ai khi bước vào tuổi trung niên và cao tuổi, các cơ quan nội tạng trong cơ thể đều bị suy yếu cộng với lối sống sinh hoạt không tốt sẽ sinh ra nhiều loại bệnh khác nhau. Con người ta khi đến tuổi trung niên đều phải trải qua ba rào cản này. Nếu qua tuổi trung niên mà cơ thể vẫn duy trì được sức khỏe ổn định và không mắc 1 trong 3 bệnh này thì chắc chắn sẽ sống rất lâu.
3 "rào cản trường sinh" mỗi người cần phải vượt qua trong cuộc sống
1. Béo phì
Một trong những bệnh lý nguy hiểm của thế kỷ 21 là béo phì.
Người béo phì có tình trạng tích mỡ thừa quá mức và gây hại đến sức khỏe. Như vậy, bệnh béo phì sẽ thể hiện rõ ở trọng lượng cơ thể so với trọng lượng tiêu chuẩn dựa trên chiều cao của người khỏe mạnh.
Sau khi bước vào độ tuổi trung niên và cao tuổi, cơ thể dần trở nên lão hóa và "lỏng lẻo". Đây là kết quả của việc cơ thể bị tích tụ mỡ quá nhiều. Bởi vì khi về già, chức năng của các cơ quan giảm sút không thể tiêu hóa hết các dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Từ đó, những năng lượng chưa được tiêu hóa và hấp thụ sẽ chuyển thành mỡ tích tụ trong cơ thể, gây béo phì.
Bệnh béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động, đây thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người kéo theo đó là một loạt hệ lụy về các bệnh khác như: Cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư...
2. Loãng xương
Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm theo thời gian, tuổi tác và không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi bệnh nặng
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.
Khi bước vào độ tuổi 50, một lượng lớn chất đạm chất lượng cao và canxi bị mất đi do khả năng tiêu hóa và hấp thụ giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Cơ thể thiếu hụt canxi trầm trọng chắc chắn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và trí não của con người, đồng thời gây ra bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù, vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
3. Khối u
Trung niên và cao tuổi là thời kỳ "vàng" để khối u "hoành hành".
Trung niên và cao tuổi là thời kỳ "vàng" để khối u "hoành hành". Đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhất là giai đoạn cuối sẽ rút ngắn thời gian chữa trị. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, sức đề kháng kém, mắc các bệnh lý tiềm ẩn có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào khối u. Vì vậy chúng ta nên bỏ một số thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc và uống rượu, tâm lý tiêu cực… và thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt ở người trung niên và cao tuổi?
1. Bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể
Nên duy trì chế độ ăn cân bằng giữa thịt và rau xanh
Duy trì ba bữa ăn mỗi ngày, đảm bảo cân bằng giữ thịt và rau xanh. Ngoài ra, nên ăn 200 gram trái cây tươi mỗi ngày, kiểm soát lượng glycogen và chất béo trong cơ thể. Đồng thời, bổ sung thêm protein chất lượng cao, chất xơ, vitamin, canxi, phốt pho và sắt một cách hợp lý. Đặc biệt mỗi bữa không nên ăn quá no.
2. Tập thể dục
Cuộc sống là tập luyện thể dục, do đó, bạn nên tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để cơ thể săn chắc, hạn chế tích tụ mỡ thừa. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức mà hãy tham khảo chế độ tập phù hợp với sức khỏe và điều kiện giờ giấc làm việc của bản thân.
Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp như: tập gym, yoga, bơi, chạy bộ, đi bộ, khiêu vũ… nhằm thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên vận động quá sức, nếu không sẽ làm tổn thương khí huyết, bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
3. Duy trì thái độ tốt
Tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng giúp ích rất nhiều trong việc kéo dài tuổi thọ.
Người trung niên và người cao tuổi nên giữ thái độ chủ động, tích cực, đối mặt với cuộc sống được – mất, hơn – thua, bằng tâm thế hòa nhã, chấp nhận chứ không phải sự ganh ghét đố kỵ. Đồng thời, mọi người nên hình thành những sở thích cá nhân như câu cá, trồng hoa để làm phong phú thêm cuộc sống an nhàn của mình. Ngoài ra, cần đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ kịp thời để kiểm soát nhịp tim, đường huyết, cân nặng.
4. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Việc chải răng hàng ngày tuy là việc đơn giản nhưng lại giúp tăng tuổi thọ hiệu quả, tuy nhiên bạn phải đánh răng đúng cách. Việc này sẽ ngăn ngừa các bệnh về nướu răng, từ đó hạn chế bệnh tim mạch cũng như các bệnh viêm nhiễm khác.
5. Hạn chế xem truyền hình
Người lớn tuổi thường có xu hướng dành nhiều thời gian để xem truyền hình. Trong khi đó, xem truyền hình nhiều khiến cơ thể trở nên trì trệ, nguy cơ dẫn đến tăng cân, béo phì. Ngồi hàng giờ trước TV hay màn hình máy tính thường khiến bạn tìm đến những món ăn vặt có hại cho sức khỏe và giảm thời gian cho các mối quan hệ xã hội, gia đình, thời gian để thư giãn và rèn luyện sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, nếu một người xem truyền hình trung bình 4 giờ mỗi ngày đồng nghĩa với việc mất đi khoảng 19 giờ/tuần và hơn 1.000 giờ/năm. Thay vì dán mắt vào màn hình, bạn nên dành thời gian đó cho việc tập thể dục, hoạt động xã hội, đi thiện nguyện, trò chuyện với người thân, con cháu... sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và cũng là cách giúp kéo dài tuổi thọ hiệu quả.
Nguồn và ảnh: NetEast163