3 sai lầm về tiền bạc khiến bạn nghèo lại càng nghèo: Tạm biệt ngay thói quen xấu nếu muốn có cuộc sống sung túc, dư dả
Con đường độc lập về tài chính không hề dễ dàng và thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và siêng năng từ rất sớm.
- 30-05-20228 lần bắt tay hợp tác đắt đỏ nhất của Dior: Johnny Depp được trả hơn 115 tỷ đồng nhưng vẫn kém xa 3 người
- 30-05-2022"Phù thủy che sẹo" Việt Nam lọt top Forbes Under 30 châu Á: Nổi tiếng nhờ xăm hình để chữa lành vết thương, từng bị chế giễu khi mới làm nghề
- 26-05-202210 nhà chế tác đồng hồ xa xỉ hàng đầu thế giới, có hãng bán vài tỷ đồng/chiếc: Bất ngờ vì Rolex không được gọi tên
Đối với những người trẻ đang cố gắng lập nghiệp, việc tập trung tiết kiệm tiền cho những dự án, mục đích dài hạn là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số sai lầm về tài chính khiến nhiều người gặp khó khăn trong hành trình tiết kiệm tiền.
1. Không theo dõi các khoản chi, tiêu xài quá mức
Nếu không theo dõi các nguồn chi, có khả năng bạn sẽ tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Những thứ như truyền hình cáp, dịch vụ âm nhạc hoặc tư cách thành viên phòng tập thể dục cao cấp nếu hiếm khi hoặc không dùng đến, bạn nên cân nhắc đến việc cắt giảm chúng.
Mỗi tháng, bạn nên thống kê rõ các khoản tiêu, từ đó hạn chế hoặc cắt bỏ những hạng mục không thực sự cần thiết để ổn định tài chính. Chúng ta đều có thể học cách sống theo chủ nghĩa tối giản - xu hướng hot trong những năm gần đây.
Chủ nghĩa tối giản trong tài chính có nghĩa là mua ít vật dụng hơn, tiết kiệm nhiều hơn cho những mục tiêu quan trọng hoặc thứ mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống. Bên cạnh đó, khi chuẩn bị mua sắm thứ gì mới, hãy tự đặt câu hỏi "Liệu tôi có thực sự cần nó không?".
Việc chi tiêu quá mức có thể ảnh hưởng đến ngân sách của bạn. Ảnh: Hotels.
2. Không có quỹ khẩn cấp
Đại dịch khiến nhiều người thay đổi cách chi tiêu và quản lý tiền bạc. Trong đó, việc xây dựng quỹ khẩn cấp là điều cần thiết để sử dụng khi có sự kiện phát sinh bất ngờ. Khi không dư dả, bạn sẽ cần đến khoản tiền khẩn cấp này để trang trải cuộc sống.
Không những vậy, quỹ khẩn cấp còn giúp bạn hạn chế khả năng vay tiền từ người thân, bạn bè hay vay tín dụng.
Ảnh minh hoạ: Let's Reach Success.
3. Trở thành nạn nhân của lạm phát lối sống
"Lạm phát lối sống" xảy ra khi khoản chi tăng lên cùng với thu nhập, mọi người bắt đầu coi những thứ xa xỉ là nhu cầu thiết yếu. Việc gia tăng chi tiêu do lạm phát lối sống có thể nhanh chóng trở thành thói quen. Càng kiếm được nhiều, bạn càng có mong muốn tiêu nhiều hơn.
Song nếu khoản tiết kiệm không tăng lên cùng, lạm phát lối sống sẽ khiến bạn nhanh chóng "cháy túi". Bởi mức độ bội chi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch tài chính khác.
Nhà hoạch định tài chính Nick Reilly cho biết: "Mạng xã hội tạo ra mong muốn theo kịp những người khác. Nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ kết hợp với tâm lý 'Tôi đã gặt hái được nó' dẫn đến việc nhiều Millennials (người sinh ra trong giai đoạn 1981-1996) chi phần lớn thu nhập vào những thứ xa xỉ".
Theo Financial Express, CNN