3 thói quen xấu khiến đàn ông "nghèo muôn kiếp": Sang năm mới rồi, nếu cứ giữ lấy mà không chịu từ bỏ thì sẽ chỉ càng ngày càng "kiệt quệ" đi mà thôi
Nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra 3 thói quen làm cho người ta ngày càng nghèo đi mà rất nhiều người mắc phải. Từ bỏ sớm thì không chỉ vận may mà tài lộc cũng sẽ tìm đến bạn.
- 27-01-2022Cổ nhân dạy: "Người nghèo không tiết kiệm 3 loại tiền, người giàu không vào 3 cửa": Hậu thế làm theo tránh được phiền nhiễu, thu về muôn "lợi"
- 26-01-2022Góa phụ bí ẩn đã cung cấp 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Là thương gia giàu có, bà chủ của mỏ khoáng sản lớn nhất nước Tần cách đây hơn 2.000 năm
- 25-01-2022Cổ nhân dạy 'Thiện ác xem mắt, miệng, giàu nghèo xem chân, tay': Nghe giải thích mới hiểu rõ ẩn ý bên trong
Năm năm sau khi tốt nghiệp dường như là một bước ngoặt với tất cả mọi người. Có người thi công chức mấy năm vẫn chưa trúng tuyển, có người còn đang học lên cao học, tiến sĩ, cũng có người đã trở thành "ông to bà lớn", trở thành người có vị trí nhất định trong xã hội...Không chỉ vậy, thời gian năm năm cũng đủ để biến những người bạn trước đây cùng đi học với nhau thành người dưng qua đường.
Khi bước ra xã hội, sự nỗ lực, kiên trì của mỗi người sẽ quyết định thành công và khoảng cách trong mối quan hệ của họ với những người khác trong vòng kết nối xã hội. Và nhiều khi, lối suy nghĩ và thói quen làm việc được phát triển trong nửa đầu của cuộc đời sẽ quyết định thành công của bạn trong nửa sau.
Theo đó, một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard đã chỉ ra 3 thói quen khiến bạn ngày càng nghèo đi mà rất nhiều người mắc phải.
1. Thiếu kiên nhẫn
Một người bạn cùng lớp sau khi tốt nghiệp vào làm ở một công ty nước ngoài, nhưng do trình độ tiếng Anh hạn chế nên mấy năm sau khi ra trường, cô gái vẫn không được tăng lương hay có sự thăng tiến trong công việc. Cô biết rằng tiếng Anh là trở ngại lớn nhất mà cô bắt buộc phải vượt qua nếu muốn phát triển hơn nữa.
Vì vậy, cuối cùng, một ngày nọ cô gái ấy đã quyết định sẽ học lại tiếng Anh và lập một kế hoạch: Sau khi tan làm vào buổi tối sẽ dành ít nhất 2 tiếng rảnh rỗi để học từ vựng và luyện đọc; thức dậy lúc 6 giờ sáng để luyện nghe; đọc thuộc lòng các từ trên đường đi làm; ôn tập và củng cố vào buổi trưa ...
Ảnh: internet
Kế hoạch nghe có vẻ hoàn hảo và cô ấy tràn đầy tự tin cùng tinh thần chiến đấu. Tuy nhiên, lịch trình vạch ra được thực hiện chưa đầy một tuần thì đã phải "bỏ xó". Nguyên nhân là do cô ấy cảm thấy rất mệt mỏi sau một buổi tăng ca, khi về nhà đã tự nhủ với bản thân: Hôm nay mình quá mệt, học cũng không hiệu quả, ngày mai rồi tiếp tục đi...
Sau đó, kế hoạch học hành liên tục bị trì hoãn bởi các bộ phim truyền hình và chương trình giả trí. Cô ấy thức đêm để xem và bị cuốn theo bởi chúng, thế rồi không thể thức dậy vào buổi sáng hôm sau, đến buổi trưa thì lại buồn ngủ. Và rồi cái gì đến cũng đến, cô bỏ cuộc.
Cô bạn này là một ví dụ cụ thể cho việc thiếu sự nhẫn nại, kiên trì.
Trên thực tế, tình trạng "ba phút nhiệt huyết" này đã khiến kế hoạch của nhiều bạn học sinh, sinh viên mới bắt đầu đã vội đi ngay đến hồi kết. Không chỉ riêng cô gái, phần lớn mọi người đều đã từng có kinh nghiệm "lập kế hoạch một cách đầy tham vọng sau đó từ bỏ ngay khi cảm thấy chán nản".
Bạn quyết tâm tập thể dục, nhưng sau vài ngày chạy bộ, đã bỏ cuộc;
Mua một cuốn sách hay, lật vài trang đã gấp lại, sau mấy tháng mà vẫn chưa đọc xong;
Sau khi tham quan triển lãm nghệ thuật, bạn hào hứng đăng ký một lớp học vẽ tranh, nhưng cảm thấy mất hứng thú ngay khi chỉ mới gọt vài chiếc bút chì;
...
Về mặt tâm lý, thuật ngữ "cơn sốt ba phút" có thể được giải thích bằng lý thuyết "thưởng phạt", tức là người ta chạy theo "phần thưởng" của những lợi ích ngắn hạn và bỏ qua "sự trừng phạt" của những tác hại tiềm tàng.
"Ba phút nhiệt tình" này là kết quả của sự thỏa mãn nhất thời, thiếu hiểu biết về kế hoạch dài hạn và nỗ lực bền bỉ. Và một lối sống hiệu quả, năng suất, không cho phép xuất hiện quá nhiều lần "ba phút nhiệt tình" như vậy.
Có thể bạn chưa biết một sự thật là có đến 80% thất bại trên thế giới thực sự bắt nguồn từ việc bỏ cuộc giữa chừng. Những người "cả thèm chóng chán" sẽ không bao giờ trải nghiệm được niềm vui khi kiên trì làm một việc thành công mang lại.
2. Luôn tìm lý do, tự giới hạn bản thân
Khi gặp phải thất bại hay khó khăn trong cuộc sống, nhiều người thường đưa ra quan điểm thế này làm lý do: người thành công rất thông minh và may mắn, còn tôi không đủ thông minh lại kém may mắn nên khó đạt được thành tựu.
Nhà văn người Trung Quốc, Lý Thượng Long đã viết một câu chuyện về trải nghiệm này:
Cách đây vài năm, anh và đồng nghiệp Tiểu Phương làm giáo viên dạy tiếng Anh tại một thành phố. Ban ngày lên lớp dạy học, ban đêm chuẩn bị giáo án, cuộc sống giống như một chiếc kim đồng hồ không ngừng chạy trong một quỹ đạo định sẵn, dù mệt mỏi đến đâu đều không được phép dừng lại vì hai chữ "mưu sinh".
Ảnh: internet
Vài năm sau, trong khi Tiểu Phương vẫn đang đứng lớp, Lý Thượng Long đã thành công với vai trò một đạo diễn kiêm biên kịch. Tiểu Phương cho rằng thành công của người đồng nghiệp cũ là nhờ vào thông minh và may mắn, hoàn toàn phớt lờ những nỗ lực mà anh không nhìn thấy của Lý Thượng Long .
Sau giờ tan làm, ai cũng đều rất mệt mỏi, nhưng trong khi đồng nghiệp xem tivi, lướt web, xem chương trình để giải trí thì Lý Thượng Long lúc bấy giờ vẫn làm giáo viên đã bắt đầu viết bản thảo, trau dồi kiến thức về việc làm phim. Khi đồng nghiệp đi ngủ thì anh vẫn tiếp tục miệt mài với niềm đam mê.
Trong thời gian đó, tác giả mỗi ngày xem một bộ phim, ba ngày đọc xong một cuốn sách. Ghi chú được viết trên một cuốn sổ dày, và chỉ riêng cuốn sổ ghi chú kiểu này đã có hơn mười quyển.
Những cố gắng, nỗ lực này của đồng nghiệp, Tiểu Phương không rõ là vô tình hay cố ý đều bỏ qua. Anh luôn phàn nàn rằng công việc quá mệt mỏi, nhàm chán, lặp đi lặp lại... nhưng sau khi tan làm lại chỉ đi mua sắm, xem tivi hoặc đi ngủ chứ không thực sự tìm cách thoát khỏi cuộc sống ấy.
Nhiều người có xu hướng tự bao biện cho bản thân khi gặp phải khó khăn, không muốn chịu trách nhiệm hoặc tìm giải pháp, bởi vì đây là việc dễ làm nhất. Bên cạnh đó, tìm lý do bao biện là cách phổ biến để làm cho bản thân cảm thấy thanh thản, dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không nhận ra và để việc bào chữa trở thành thói quen, con người ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể tiến bộ được.
Như nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde đã nói: Khi bạn tìm thấy một lý do cho sai lầm của chính mình, bạn sẽ sớm tìm ra hàng trăm lý do khác nữa. Đồng thời, những người thích bao biện cũng quen với việc đặt ra các giới hạn và vô hình trung đã giết chết tiềm năng của họ.
Việc duy trì thói quen chối bỏ bản thân trước khi làm xong một việc gì đó và tự ám chỉ với bản thân rằng: "Mình nhất định không thể hoàn thành tốt việc này, nên chỉ cần làm được đến đâu hay đến đó" dần dần sẽ khiến bạn bắt đầu tìm cho mình một loạt các lý do để không muốn làm việc nữa.
Đúng là tín hiệu tâm lý này có thể giúp bạn ngăn chặn sự thất vọng nếu thất bại trong nhiệm vụ, nhưng nó lại cướp đi cơ hội chạm tay đến thành công.
3. Từ bỏ học hỏi, từ chối trưởng thành
Tháng trước, Komatsu bất ngờ đăng thông báo nhập học lên trang cá nhân dù cô đã ra trường được khá lâu. Hóa ra cô đã trúng tuyển vào Học viện Mỹ thuật Trung ương với tư cách nghiên cứu sinh ngành thiết kế.
Điều này khiến nhóm WeChat trong lớp đại học cũ bùng nổ. Mọi người trong lớp đều chúc mừng và khen ngợi cô bạn có năng khiếu nghệ thuật vì chuyên ngành học trước kia của cô hoàn toàn không liên quan gì đến thiết kế và nghệ thuật.
Khi được nhiều bạn bè nhắn tin hỏi thăm và chúc mừng, Komatsu cho biết: "Mình vốn thích thiết kế, nhưng do hạn chế của chuyên ngành đang học nên không thể thực hiện được điều bản thân yêu thích. Trong những năm sau khi tốt nghiệp, mình chưa bao giờ từ bỏ đam mê nên đã dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi, sức lực, tiền lương để luyện tập. Bây giờ, tất cả những nỗ lực đó cuối cùng cũng đã được đền đáp".
Những lời nói của Komatsu khiến hầu hết bạn bè được khai sáng bởi gần như đa số đều đã dừng việc theo đuổi đam mê thực sự của bản thân và bị kéo theo vòng xoáy đi làm kiếm tiền. Nhiều người trong số đó không khỏi thắc mắc, tại sao mình lại bị bỏ lại xa đến vậy, rõ ràng là cùng một điểm xuất phát?
Đáng buồn thay, họ đều mắc phải một sai lầm lớn - trong khi mọi người đang không ngừng học tập mọi lúc mọi nơi thì những người đó lại không hề băn khoăn mà dừng việc học hỏi lại một cách không hề do dự.
Ảnh: internet
Không thông minh, không gặp may mắn, thua kém đối phương đều là những cái cớ. Kênh truyền hình HBO của Mỹ đã sản xuất một bộ phim tài liệu có tên "Trở thành Warren Buffett".
Điều khiến tôi ấn tượng nhất trong phim là Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại đã dành phần lớn thời gian trong ngày để tự học hoặc làm việc một mình trong phòng.
Ông dành một khoảng thời gian khá lớn mỗi ngày để đọc các tin tức, báo cáo tài chính và các loại sách khác nhau. Không có máy tính hay điện thoại thông minh trong văn phòng của ông, có hay chăng cũng chỉ là những cuốn sách trên giá và những trang báo được trải trên bàn.
Buffett ngồi đó mỗi ngày để đọc và học. Thời gian lặng lẽ trôi qua, từ một thanh niên trở thành một ông già tóc bạc nhưng giàu có. Đọc và học suốt đời là thói quen và niềm tin mà vị tỷ phú này đã tuân thủ trong suốt cuộc đời của mình.
Bộ phim tài liệu này cho chúng ta thấy một sự thật: Nếu một người muốn đạt được những thành tựu phi thường trong cuộc đời, thì định mệnh của người đó không thể tách rời với việc học tập.
Thật vậy, không ngừng học tập là quá trình đòi hỏi tinh thần, tư duy, còn sự trưởng thành của bản thân lại đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Quá trình này không thoải mái như việc nằm ở nhà chơi điện thoại di động và xem phim. Tuy nhiên, duy trì một thái độ hiếu học và ý thức học tập không ngừng sẽ là quyết định có giá trị nhất trong cuộc đời bạn.
(Theo Abolouwang)