3 thứ cơ bản phải biết để thoát khỏi cảnh "đã không kiếm được tiền, còn không biết giữ tiền"
Tương lai của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn lao động, sử dụng và tiết kiệm tiền như thế nào ở hiện tại.
- 30-06-2022[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Anh chồng gom 280 triệu đồng để sửa nhà trong 50 ngày làm quà tặng vợ sau sinh: Vừa làm mới không gian vừa là khoản đầu tư cho 3-5 năm
- 29-06-2022Ái nữ kín tiếng của ông trùm Huyndai: Chưa từng lộ diện, thông tin cực hiếm hoi nhưng chuyện học giỏi thì ai cũng biết
- 28-06-2022Có gì trong tách cà phê giá hơn 21 triệu đồng chỉ được bán ở một nơi duy nhất: Mất 30 phút để có một giọt cà phê, được ủ hàng thập kỷ trong những thùng gỗ
Mọi người thường hỏi “Làm sao để quản lý tiền khi không có tiền?” hay “Làm thế nào để quản lý tiền với hàng nghìn, hàng chục nghìn đô la?” Bản thân cách thức quản lý tiền thực tế là không cố định. Đối với mỗi cá nhân hay gia đình, mức thu nhập, chi tiêu, nợ phải trả, rủi ro tài chính,… là khác nhau, do đó, quản lý tài chính nên là một dịch vụ được cá nhân hóa. Nói chung, lập kế hoạch tài chính cụ thể giống như một bác sĩ khám bệnh vậy. Bạn cần biết thông tin chi tiết của bệnh nhân trước khi có thể kê đơn thuốc phù hợp.
Vì vậy, làm thế nào để chúng ta xây dựng một bộ kế hoạch tài chính của riêng mình?
1. Hãy học cách tiết kiệm tiền
Gửi tiền tiết kiệm chỉ là bước đầu tiên quan trọng và bảo thủ nhất trong quản lý tài chính của chúng ta. Nhưng ắt hẳn ai cũng lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng khi bắt đầu tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn nên đổi cách tiết kiểm bởi đây là phương pháp mà những người có kinh nghiệm ví như một khoản đầu tư thua lỗ.
Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ rằng tôi đã tốt nghiệp và đã có thể tự kiếm tiền, sẽ mua những gì tôi muốn và những gì tôi thích. Đúng vậy, kiếm tiền để làm gì? Tất nhiên là để tận hưởng cuộc sống và làm cho bản thân hạnh phúc. Nhưng mọi việc nên làm có chừng mực. Sau giờ làm việc để kiếm tiền thì bạn có thể mua sắm, tiêu xài. Tuy nhiên, sau khi đã thỏa mãn bản thân được một phần thì nên bình tĩnh, suy nghĩ về việc để dành một khoản phục vụ cho những việc có ích hơn trong tương lai.
(Ảnh minh hoạ)
Mười năm trước, người khác nhìn vào thu nhập của bố mẹ để đối xử với bạn, mười năm sau, người khác sẽ nhìn vào thu nhập của bạn để đối xử với bố mẹ bạn. Tương lai của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn lao động, sử dụng và tiết kiệm tiền như thế nào ở hiện tại. Bạn muốn bố mẹ và con cái của mình được đối xử như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn cư xử ngày hôm nay.
2. Hãy xác định mục tiêu tài chính
Tất cả chúng ta đều muốn có càng nhiều tiền càng tốt. Muốn được như vậy thì tất nhiên chúng ta phải đặt ra các yêu cầu, mục tiêu tài chính của mình, và số tiền lý tưởng mà bản thân sẽ kiếm được ở những độ tuổi khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu tài chính là mua nhà, mua xe… Sau đó hãy định lượng mục tiêu, tính xem cần bao nhiêu tiền để hoàn thành mục tiêu; chẳng hạn như 2 tỷ cho một ngôi nhà và 1 tỷ cho một chiếc ô tô chẳng hạn. Hoàn thành bước tính toán, hãy quay trở lại thực tế và lên kế hoạch cho những việc cần làm trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, mục tiêu quản lý tài chính này cần được đặt ra tùy theo tình hình của bản thân, đừng đặt những mục tiêu quá xa tầm với. Thay vào đó, bạn cũng có thể chia nhỏ mục tiêu thành ngắn hạn và dài hạn.
(Ảnh minh hoạ)
Để xây dựng kế hoạch tài chính, chúng ta cũng phải tính đến các yếu tố rủi ro và lạm phát, vì quá trình hoàn thành mục tiêu tài chính của chúng ta là một quá trình lâu dài, chắc chắn sẽ có nhiều trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này, đạt được các mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra.
Bây giờ bạn hãy lấy giấy bút ra và để viết ra mục tiêu của mình. Khi bạn đã hình dung rõ ràng về những gì bạn muốn trong cuộc sống và lên kế hoạch thực hiện, đừng bỏ cuộc dù khó khăn đến đâu. Trong quá trình theo đuổi ước mơ, bạn sẽ không tránh khỏi những trở ngại, tâm lý có thể tiêu cực nhưng nhất định phải kiên trì.
3. Hãy tính toán tình trạng thu nhập và chi tiêu
Các khoản thu nhập của bạn có thể bao gồm nhiều nguồn như lương, thưởng, tiền lãi suất, thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc nghề tay trái khác. Hãy cộng các khoản này để có con số thu nhập cụ thể theo từng tháng. Sau đó, bạn nên tính toán các chi phí bao gồm chi phí sinh hoạt, chi phí giải trí, chi phí phụ, chi phí bảo hiểm… Tiếp theo, trừ tổng chi phí của bạn khỏi tổng thu nhập để có số dư cuối cùng và phân bổ số tiền còn lại.
Dựa theo tình hình của riêng bạn, bạn nên xem xét bảng cân đối thu chi của mình thường xuyên. Học cách lập bảng cân đối cá nhân, bạn có thể hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng về tình hình tài chính, xu hướng tài sản và những rủi ro tiềm ẩn của mình. Trên thực tế, tất cả các hoạt động kinh tế của chúng ta đều có thể được cân bằng nhờ bảng cân đối thu chi nếu bạn không ngừng xem xét quá khứ và chỉnh sửa cho phù hợp với tương lai.
(Ảnh minh hoạ)
Trí Thức Trẻ