MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 triệu chứng "vàng" phải nghĩ tới căn bệnh tuyến giáp: Cần đi khám ngay tránh biến chứng

16-11-2018 - 10:52 AM | Sống

Bệnh tuyến giáp là căn bệnh thường gặp mọi độ tuổi từ 20-40 tuổi. Bệnh gây ra biến chứng về mắt và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Ngỡ tưởng u não

Bệnh nhân N.T.T (48 tuổi, tại Hưng Yên) đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trạng bị lắc mắt trái đột ngột. Tại tuyến dưới bệnh nhân được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh VI chưa rõ nguyên nhân, theo dõi u não.

Theo chia sẻ của bệnh nhân từ trước tới nay không có tiền sử bệnh lý gì đặc biệt, nhưng thể trạng gầy gò.

Một tuần gần đây bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện mờ mắt, chóng mặt, đau đầu, chảy nước mắt bên trái, mắt phải không thể đóng kín..

Th.BS Trần Thị Oanh, Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết qua khám lâm sàng bệnh nhân gầy, da ấm, không có biểu hiện ra mồ hôi tay, mạch nhanh khoảng 100 lần/phút, cổ gày không rõ bướu.

Mắt trái của bệnh nhân bị lác, nhìn đôi, mất hội tụ nhãn cầu. Mắt phải hoạt động bình thường, không có liệt dây sọ khác.

Bệnh nhân T được chẩn đoán mắc bệnh Basedow biến chứng mắt, chứ không phải căn bệnh u não được nghi ngờ trước đó.

Sau 10 ngày điều trị bệnh nhân đã được ra viện, hai mắt nhìn và hoạt động bình thường.

3 triệu chứng "vàng" này cần nghĩ ngay tới căn bệnh tuyến giáp

Theo bác sĩ Oanh hiện nay khoa đang theo dõi ngoại trú khoảng 300 bệnh nhân tuyến giáp trong đó chủ yếu là bệnh bệnh Basedow. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn…

Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn giáp trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa.

Bệnh thường làm phì đại tuyến giáp (bướu cổ), gây Hội chứng cường giáp với các triệu chứng như tăng nhịp tim, yếu cơ, mất ngủ - khó ngủ và tính tình dễ bị kích thích.

3 triệu chứng vàng phải nghĩ tới căn bệnh tuyến giáp: Cần đi khám ngay tránh biến chứng - Ảnh 1.

Mất ngủ hay ra mồ hôi tay và tính tình dễ nổi nóng cần phải nghĩ tới bệnh lý tuyến giáp, ảnh minh họa.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến mắt gây lồi mắt và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác bao gồm da, tim, tuần hoàn và thần kinh.

"Có 3 biểu hiện chính để phát hiện ra bướu giáp, hội chứng cường giáp và biểu hiện mắt. Bệnh biểu hiện khác nhau tùy từng bệnh nhân. Bệnh xảy ra rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hay ít hơn, nhưng thường tăng dần trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm trước khi bệnh nhân thấy triệu chứng rõ ràng", bác sĩ Oanh nói.

Khoảng 7,4% bệnh nhân Basedow không có bướu còn lại đa phần có bướu. Bệnh nhân Basedow sẽ có Hội chứng cường giáp (triệu chứng chính) do tăng sản xuất quá mức các hóc môn tuyến giáp. Bệnh nhân dễ nóng giận, nói nhiều; vận động nhiều hay mệt, run tay, yếu cơ và có thể teo cơ; tăng tiết mồ hôi tay…

Biểu hiện mắt (lồi, mi mắt không đóng kín, hở khe mi, mất đồng tử giữa nhãn cầu và mi trên) có thể bắt đầu trước hoặc sau khi được chẩn đoán Basedow 6 tháng. Một số bệnh nhân chỉ có thấy mắt đỏ, cộm nghiêm trọng và kéo dài, triệu chứng này chỉ chiếm 5%.

Hiện nay có nhiều phương pháp và phương tiện để điều trị bệnh Basedow như dùng thuốc kháng giáp hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.

Việc chọn lựa phương pháp nào điều trị hay phẫu thuật thì tùy thuộc kinh nghiệm của thầy thuốc. Khi thuốc không đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì bệnh nhân cần chuyển sang điều trị phẫu thuật.

Bác sĩ Oanh khuyến cáo: "Khi gặp những triệu chứng của chứng cường giáp như mất ngủ, khó ngủ, run tay, gầy sút, tính tình dễ nổi nóng, mồ hôi tay nhiều...

Ngoài ra, một số người bị giảm cân đột ngột mặc dù tăng sự thèm ăn, tiêu chảy và đại tiện thường xuyên hơn, tim đập mạnh, cơ bị yếu khó hoạt động như trước, da ấm cần nghĩ bị mắc bệnh cần đi khám sớm tránh biến chứng".

Theo Ngọc Minh

Trí thức trẻ

Trở lên trên