MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 tuổi chưa biết nói nhưng nhờ được nuôi dạy bằng "công thức" này, Albert Einstein đã trở thành thiên tài xuất chúng: Cha mẹ nào cũng có thể áp dụng với con

18-03-2019 - 15:42 PM | Sống

Albert Einstein đến 3 tuổi mới biết nói, nhưng khi 12 tuổi ông đã tính toán thành thạo. Vì vậy, việc ông trở thành nhân vật kiệt xuất trong giới khoa học thế giới không có gì lạ lùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thể trả lời câu hỏi: Làm cách nào mà Einstein trở thành một thiên tài như vậy?

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra câu trả lời. Một nghiên cứu được ông bố trên tờ Lancet năm 1999 đã phân tích 14 bức ảnh về bộ não của Einstein. Theo phân tích, vùng thùy đỉnh não của ông (bộ phận xử lý ngôn ngữ) chiếm nhiều không gian hơn. Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh, bộ não của nhà khoa học lớn hơn hầu hết người bình thường.

Tuy nhiên, trong cuốn sách mới "Công thức: Mở khóa bí quyết nuôi dạy những đứa trẻ thiên tài", nhà báo từng đoạt giải thưởng Tatsha Robertson và nhà kinh tế học của trường Harvard Ronald D. Ferguson đã khám phá ra cách cha mẹ của những đứa trẻ thành công góp phần vào thành tích của con. Họ cũng đưa ra những điều mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để nuôi dạy con cái thành công.

Công thức để nuôi dạy con thành công

Trong suốt 15 năm, Robertson và Ferguson đã phân tích dữ liệu về 200 người thành đạt và cha mẹ của họ. Họ cũng nghiên cứu về thời thơ ấu của những nhân vật nổi tiếng như Albert Einstein.

Theo nghiên cứu, họ khám phá ra rằng, bất chấp hoàn cảnh sống khác biệt, cha mẹ của những người thành đạt đều áp dụng một phương pháp dạy con chung từ những năm đầu đời. "Công thức" đó bao gồm 8 vai trò mà cha mẹ cần thực hiện: Là đối tác học tập sớm của con,là đồng minh, người chỉnh sửa, người gợi mở, nhà triết học, hình mẫu, người đàm phán và người định hướng

Cha mẹ của Einstein (Pauline và Hermann) đều thực hiện cả 8 vai trò này trong quá trình nuôi dạy con, đặc biệt là vai trò người đàm phán và người gợi mở, Robertson tiết lộ với CNBC.

Người đàm phán

Cha mẹ đóng vai trò là người đàm phán nuôi dưỡng và khuyến khích sự độc lập của con, nhưng họ cũng can thiệp khi cần thiết. Đối với vai trò này, bỏ cuộc không bao giờ là sự lựa chọn. "Một khi sự lựa chọn được đưa ra, nó sẽ trở thành một yêu cầu không thể thương lượng. Đứa trẻ không được phép thỏa thuận ngược lại", Robertson và Ferguson viết. Bà Pauline đã thực hiện rất nghiêm ngặt quy tắc này.

Năm 1884, Einstein nhỏ tuổi và cáu kỉnh đã nổi cơn thịnh nộ và ném một chiếc ghế vào gia sư dạy violin lúc đó. Thay vì la mắng con, bà Pauline đã quyết định thuê một gia sư khác và Einstein sẽ phải tiếp tục học đàn.

Bà đã sớm phát hiện việc con trai phải vật lộn để tập trung. Là một nghệ sĩ violin, bà hiểu việc học nhạc rất hữu ích trong sự phát triển tính kỷ luật và sự tập trung của trẻ. Gia sư mới của Einstein đã làm việc hiệu quả hơn và cải thiện sự tập trung của ông rất nhiều.

"Albert Einstein đã chơi violin thành thạo và nó cũng trở thành niềm đam mê cả đời của ông", Ferguson nói. Thực tế, Einstein từng chia sẻ một số ý tưởng vật lý lý thuyết tốt nhất của ông đã xuất hiện trong khi ông chơi nhạc. Có thể nói, chúng ta sẽ không có "Thuyết tương đối" nếu bà Pauline không kiên trì cho con trai học chơi violin.

Người gợi mở

Cha mẹ đóng vai trò là người giới thiệu những ý tưởng và khả năng mới cho con cái: những điều trẻ có thể tìm hiểu, nhưng nơi trẻ có thể đến và nghề nghiệp trẻ có thể làm. Họ khuyến khích con cái kiên trì tìm giải pháp cho vấn đề và luôn giữ sự tò mò, kỷ luật và tự lực khi thực hiện điều đó.

3 tuổi chưa biết nói nhưng nhờ được nuôi dạy bằng công thức này, Albert Einstein đã trở thành thiên tài xuất chúng: Cha mẹ nào cũng có thể áp dụng với con - Ảnh 1.

Mặc dù Albert Einstein ghét đến trường, cha mẹ ông biết nguyên nhân không phải vì ông bị "khuyết tật" mà đơn giản là ông không học được nhiều ở trường. Giải pháp của họ là tạo ra một môi trường học tập kích thích ở nhà, cung cấp sách và đồ chơi thích hợp theo sở thích của Albert Einstein.

Khi lớn lên, sự tò mò của Eistein càng được thúc đẩy hơn bởi những bữa ăn cùng gia đình. Cha mẹ cho phép ông ngồi cùng các những người bạn là nhà khoa học của gia đình. "Bên bàn ăn, người chú sẽ đưa ra những câu hỏi đại số phức tạp cho Einstein và cậu bé Einstein lúc đó rất phấn khích mỗi khi trả lời đúng".

Những buổi thảo luận vào giờ ăn trưa này cho phép Einstein tiếp xúc với những người có học thức và thách thức trí não với những ý tưởng, khái niệm mới về toán học, khoa học và công nghệ. Một trong số những người bạn đó đã trở thành gia sư toán học cho Albert Einstein. Tuy nhiên, khi Albert Einstein 12, 13 tuổi, vị gia sư này đã nhận xét rằng ông đã có kỹ năng toán học vượt bậc và thật khó để gia sư theo kịp.

Nuôi dạy con là một nghệ thuật

Thật không dễ dàng để nuôi dưỡng một đứa trẻ, chứ đừng nói đến một thiên tài. Trong nghiên cứu này, các tác giả nhận thấy mọi đứa trẻ sau này thành công đều được nuôi dưỡng bằng những cách độc đáo, nhưng có đặc điểm chung là: Cha mẹ chúng có lựa chọn nuôi dạy con rất chiến lược.

Einstein được nuôi dưỡng để tiếp nhận sự khiêm nhường và chấp nhận những thất bại, từ đó nó thúc đẩy ông khám phá những đam mê của mình. "Tôi không quá thông minh, chỉ là tôi bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu vấn đề hơn thôi", Albert Einstein.

3 tuổi chưa biết nói nhưng nhờ được nuôi dạy bằng công thức này, Albert Einstein đã trở thành thiên tài xuất chúng: Cha mẹ nào cũng có thể áp dụng với con - Ảnh 2.

Hà Lê

CNBC

Trở lên trên