MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

30% nữ giới tuổi 30 mắc u tuyến giáp, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi: Bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh việc quan trọng nhất để nhận biết chính xác nguy cơ ác tính

02-10-2020 - 11:42 AM | Sống

Theo bác sĩ Ngô Trường Sơn, bệnh viện Bạch Mai, hầu hết phụ nữ sẽ bị u giáp khi đến 50 tuổi.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có chức năng điều khiển các quá trình chuyển hóa. Bất kỳ sự bất thường nào của tuyến giáp cũng có thể là căn nguyên, hoặc dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trong đó, u tuyến giáp là một bệnh lý rất hay gặp.

Để giúp mọi người có thông tin chi tiết hơn về bệnh lý u tuyến giáp, bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, bệnh viện Bạch Mai đã có những phân tích chi tiết:

U tuyến giáp hầu hết là lành tính

Tuyến giáp nằm ở phần trước cổ, bên dưới sụn giáp (thường gọi là quả táo Adam). Ở hầu hết mọi người không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được tuyến giáp. Tuyến giáp có hình dạng giống như một con bướm, với 2 thùy - thùy phải và thùy trái - được nối với nhau bởi một đoạn tuyến hẹp được gọi là eo tuyến giáp, có một phần tuyến giáp hình tam giác kéo từ eo tuyến giáp trên gọi là thùy tháp.

30% nữ giới 30 tuổi mắc u tuyến giáp, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi: Bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh việc quan trọng nhất để nhận biết chính xác nguy cơ ác tính - Ảnh 1.

Tuyến giáp có 2 loại tế bào chính:

+ Các tế bào nang sử dụng iốt từ máu để tạo ra hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất. Nếu tiết ra quá nhiều hormone (cường giáp), tuyến giáp có thể gây ra nhịp tim nhanh hoặc không đều, khó ngủ, căng thẳng, đói, giảm cân và cảm giác quá ấm.

Nếu tiết ra quá ít hormone (suy giáp) khiến người chậm lại, cảm thấy mệt mỏi và tăng cân. Lượng hormone tuyến giáp do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi tuyến yên ở não, tạo ra một chất gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

+ Tế bào C (còn được gọi là tế bào parafollicular) tạo ra calcitonin, một loại hormone giúp kiểm soát cách cơ thể sử dụng canxi.

Các tế bào khác, ít phổ biến hơn trong tuyến giáp bao gồm các tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào lympho) và các tế bào hỗ trợ (mô đệm).

Các loại ung thư khác nhau phát triển từ mỗi loại tế bào. Sự khác biệt này rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư và phương pháp điều trị cần thiết

Có nhiều hình thái tăng trưởng và khối u có thể phát triển trong tuyến giáp. Hầu hết u tuyến giáp là lành tính (không phải ung thư) nhưng một số khác là ác tính (ung thư), có nghĩa là chúng có thể lây lan vào các mô lân cận và đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tỷ lệ mắc u tuyến giáp tăng dần theo tuổi

U tuyến giáp thường gặp ở nữ hơn so với nam (gấp ba lần, và cứ 40 nam giới thì có 1 người bị u tuyến giáp). Tuy nhiên, u tuyến giáp chủ yếu là lành tính (chiếm tỷ lệ 95%). 

Bác sĩ Sơn cho biết, nữ giới khi 30 tuổi thì tỷ lệ khoảng 30% sẽ bị u giáp và hầu hết phụ nữ sẽ bị u giáp khi đến 50 tuổi. Phụ nữ 50 tuổi tỷ lệ bị u tuyến giáp là 50%, 60 tuổi là 60%, và 70 tuổi là 70%.

Bác sĩ Sơn chia sẻ một trường hợp bệnh nhên nữ 55 tuổi tiền sử khỏe mạnh, tự sờ thấy khối u trước cổ khám lâm sàng phát hiện u tuyến giáp, siêu âm u tuyến giáp kích thước 3,5 cm (TI-RADS 3). Khi làm xét nghiệm chọc hút tế bào tuyến giáp cho kết quả là nang tuyến giáp lành tính. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định theo dõi định kỳ 6 tháng- 12 tháng.

Theo bác sĩ Sơn, khi phát hiện u tuyến giáp qua thăm khám hoặc chẩn đoán hình ảnh thì việc quan trọng nhất là cần phải làm gì để chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra các lựa chọn điều trị để mang lại hiệu quả cao cho người bệnh?

30% nữ giới 30 tuổi mắc u tuyến giáp, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi: Bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh việc quan trọng nhất để nhận biết chính xác nguy cơ ác tính - Ảnh 2.

Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ (American Thyroid Association: ATA) hướng dẫn đánh giá khối u tuyến giáp để thống nhất nhất quán trong quá trình đánh giá khối u tuyến giáp dựa trên siêu âm để tạo điều kiện cho các bác sĩ lâm sàng cũng như bác sĩ chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong thực hành lâm sàng hàng ngày tại các cơ sở y tế.

Trên siêu âm tuyến giáp, khối u tuyến giáp được phân thành 5 loại như sau:

+ Lành tính (0% nguy cơ): không sinh thiết

+ Nghi ngờ rất thấp (< 3% nguy cơ): sinh thiết nếu ≥2 cm (hoặc theo dõi bằng siêu âm)

+ Nghi ngờ thấp (5-10% nguy cơ): sinh thiết nếu ≥1,5 cm

+ Nghi ngờ trung gian (10-20% nguy cơ): sinh thiết nếu ≥1 cm

+ Nghi ngờ cao (> 70-90% nguy cơ): sinh thiết nếu ≥1 cm

Khi siêu âm phát hiện tổn thương khối u tuyến giáp và được thông báo là TI-RADS (Thyroid Imaging Reporting and Data System) nghĩa là: Hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến giáp. Bác sĩ Sơn cho biết, siêu âm thường có thể đánh giá được u lành hay ác tính với tỷ lệ chẩn đoán chính xác trên 90%.

Hiệp hội điện quang Hoa Kỳ (American College Radiology: ACR) đề xuất phân loại TI-RADS của khối u tuyến giáp trên siêu âm gọi là ACR TI-RADS (American College Radiology Thyroid Imaging Reporting and Data System). Mục đích là sử dụng hệ thống tính điểm được tiêu chuẩn hóa cho các báo cáo để khuyến nghị về thời điểm sử dụng chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) hoặc theo dõi siêu âm các khối nghi ngờ và khi nào nên theo dõi các khối u lành tính

Thang điểm và phân loại:

- TR1: 0 điểm

+ nhẹ

- TR2: 2 điểm

+ không nghi ngờ

- TR3: 3 điểm

+ hơi nghi ngờ

- TR4: 4-6 điểm

+ nghi ngờ vừa phải

- TR5: ≥7 điểm

+ rất nghi ngờ

Theo các thang điểm trên, các bác sĩ có thể khuyến cáo các bước kiểm tra, xét nghiệm tiếp theo để xác định bệnh:

- Với TR1, TR2, không cần xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA- Fine Needle Aspiration.

- TR3: Theo dõi ≥1,5 cm, ≥ 2,5 cm thì xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ FNA và theo dõi tiếp trong 1,3 và 5 năm.

- Với TR4: ≥1,0 ​​cm theo dõi tiếp; ≥1,5 cm thì xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ FNA và theo dõi tiếp trong 1,2, 3 và 5 năm.

- TR5: ≥0,5 cm theo dõi, ≥1,0 ​​cm thì xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ FNA và theo dõi tiếp trong 1,3 và 5 năm. Đồng thời theo dõi hàng năm cho đến 5 năm sau.

Sinh thiết FNA được khuyến cáo cho các tổn thương nghi ngờ (TR3-TR5) với các tiêu chí kích thước như trên. Nếu có nhiều nốt, nên lấy mẫu hai khối có điểm ACR TI-RADS cao nhất (thay vì hai khối lớn nhất)

Nguy cơ ác tính theo các thang điểm tăng dần, với trường hợp thang điểm TR5, nguy cơ lên tới 35%. Tuy nhiên, bác sĩ Sơn cho biết, các khối u lành tính ít khi tiến triển thành ác tính.

Bác sĩ Ngô Trường Sơn

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên