30 Tết, nhìn lại "năm tuổi" của 2 sếp ngân hàng lớn tuổi Mão
"Năm tuổi" rơi vào đúng năm 2023 - là năm rất thách thức và khó khăn của ngành ngân hàng, sự nghiệp của 2 sếp ngân hàng lớn tuổi Mão đã biến động như thế nào trong năm vừa qua?
- 09-02-2024Đã bắt được nhóm chuyên giả danh công an gọi điện lừa đảo
- 09-02-2024Giá Vàng 'phanh gấp' ngày 30 Tết
- 09-02-2024Người phụ nữ cho vay "siêu lãi suất" 2160%/năm bị bắt
Năm tuổi được biết là năm sinh gắn liền với con giáp theo vòng tuần hoàn chu kỳ 12 năm. Theo quan niệm xưa của dân gian Việt Nam, năm tuổi còn được hiểu là năm hạn, không đem đến may mắn cho những người có tuổi vào năm đó hoặc chứng kiến nhiều biến động khác nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, năm Quý Mão (2023) vừa qua còn là một năm khó khăn với toàn ngành ngân hàng, khiến việc điều hành của các lãnh đạo nhà băng càng thêm thách thức.
Trên thực tế, dù là "năm tuổi" nhưng nhiều sếp ngân hàng tuổi Mão gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Theo tử vi phương Đông, người tuổi Mão (1939, 1951, 1963, 1975, 1987) được đánh giá là những con người thông minh, mưu trí, nhanh nhẹn và có con mắt tinh tế, nhìn xa trông rộng. Với những ưu điểm trên, rất nhiều doanh nhân tuổi Mão đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình.
Trong ngành ngân hàng Việt Nam có một số lãnh đạo cấp cao tuổi Mão như: Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT MB Lưu Trung Thái.
Chủ tịch HĐQT MB - Lưu Trung Thái
Ông Lưu Trung Thái sinh ngày 5/12/1975 (Ất Mão), có học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, đại học Hawaii, Hoa Kỳ; đồng thời là cử nhân Tài chính tín dụng ở Học Viện Ngân Hàng.
Khởi đầu với vị trí nhân viên tín dụng năm 1997, 10 năm sau đó, ông Thái đã đảm nhận chức Giám đốc MB chi nhánh Đà Nẵng. Sau hơn 26 năm gắn bó với MB, ông đã kinh qua các vị trí quan trọng của MB như Giám đốc chi nhánh, Giám đốc nhân sự, Phó Tổng giám đốc và hiện là Tổng giám đốc.
Giai đoạn từ năm 2011 đến 04/2014, ông Thái được giao trọng trách Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) và để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ trong quá trình tái cơ cấu công ty.
Ngày 24/4/2013, ông Thái được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị MB nhiệm kỳ 2009 - 2014 và chính thức được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 9/2013.
Tiếp đến, ông Lưu Trung Thái được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc MB từ tháng 1/2017.
Năm 2023 là một dấu mốc lớn với ông Thái khi ngày 12/4/2023, ông chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT MB.
Năm 2023 cũng là năm mà MB đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng, chứng tỏ được vị thế khác biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn. Theo đó, MB tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô với tổng tài sản tăng xấp xỉ 30% đạt 950.000 tỷ đồng, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) duy trì mức trên 40%, cao nhất toàn ngành. Lợi nhuận hợp nhất MB đạt hơn 26.306 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong hệ thống. Khả năng sinh lời ở mức cao, ROA và ROE lần lượt là 2,5% và 25%.
MB vẫn duy trì đà tăng trưởng khách hàng bền vững, tổng số lượng Khách hàng MB đến 31/12/2023 đạt gần 27 triệu. Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp MB thu hút được hơn 6 triệu KH mới (năm 2021 là 6,2 triệu; năm 2022 là 6,9 triệu KH mới và năm 2023 là 6,3 triệu KH mới).
Tổng Giám đốc BIDV - Lê Ngọc Lâm
Ông Lê Ngọc Lâm sinh năm 1975 (Ất Mão), sở hữu trong tay 3 tấm bằng, gồm Cử nhân ngành Tín dụng của Học viện ngân hàng Hà Nội (từ 1992 – 1996), Cử nhân ngành Tiếng Anh của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (từ 1995 – 1998) và Thạc sĩ ngành Tài chính – LTTT – Tín dụng của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (từ 2001 – 2004).
Năm 1997, ông Lâm bắt đầu làm việc tại Trụ sở chính của Ngân hàng BIDV khi mới 23 tuổi. Suốt 25 bền bỉ gắn bó, ông từ một nhân viên bình thường, trải qua nhiều vị trí trở thành lãnh đạo cấp cao của Ban điều hành, gánh trên vai nhiều trọng trách khác nhau.
Từ tháng 3/2009, ông là Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV.
Từ tháng 10/2010, ông là Phó Giám đốc BIDV Sở Giao dịch 1. Từ tháng 4/2012, ông là Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV. Từ tháng 4/2013, ông là Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp BIDV.
Từ ngày 15/01/2015, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc BIDV.
Từ 15/11/2018, ông được giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV.
Ngày 12/3/2021, ông được Đại hội đồng cổ đông BIDV bầu tham gia Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2017-2022 và được Hội đồng quản trị giao giữ nhiệm vụ Tổng Giám đốc BIDV.
Ông Lâm được HĐQT BIDV bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển 2021 – 2025, tầm nhìn 2030 của BIDV. Ngoài ra, ngân hàng cũng đặt mục tiêu thực hiện tốt hơn vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế đất nước ngày càng vững mạnh.
Năm 2023, BIDV đã hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đặt ra. Tổng tài sản đến cuối năm 2023 của ngân hàng vượt 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với hồi đầu năm. Với quy mô tài sản trên, BIDV tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô tổng tài sản, bỏ xa các ông lớn trong ngành như VietinBank (2,033 triệu tỷ đồng), Agribank (2 triệu tỷ đồng), Vietcombank (1,839 triệu tỷ đồng). Kết thúc năm 2023, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của BIDV đạt gần 27.650 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận BIDV vượt mốc 1 tỷ USD và là mức lãi cao thứ hai trong ngành ngân hàng, chỉ sau Vietcombank (41.244 tỷ đồng).
Về chất lượng tài sản, nợ xấu nội bảng của BIDV vào cuối năm 2023 ở mức 22.229 tỷ đồng, tăng 22,9% so với hồi đầu năm. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,19% lên 1,25%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 210% xuống còn 182%.