MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn!

28-09-2021 - 20:06 PM | Sống

30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn!

Những sai lầm khi quản lý tài chính lúc còn trẻ có thể khiến bạn phải trả giá cho tới khi về già. Hãy tìm hiểu và quản lý tài chính cá nhân đúng cách càng sớm càng tốt để tránh hối hận về sau.

Luôn có những điều đáng tiếc khác nhau trong cuộc sống, rất nhiều người khi sắp đối diện với chuyện kết hôn, sinh con, thậm chí là khi về hưu, mới bắt đầu hối hận bản thân chưa từng quản lí tốt tài chính. Chính những sai lầm về quản lý tài chính khi còn trẻ đã khiến họ thường xuyên phải lo lắng vì không có đủ tiền đáp ứng cuộc sống.

Nhà tâm lý học lâm sàng Karen Nimmo đã thực hiện một cuộc khảo sát không chính thức đối với các nhóm tuổi từ 35 đến 60 để tìm ra điều họ nghĩ rằng họ hối tiếc nhất trong cuộc đời:

1. Hối hận vì đã vay tiền

Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, thu nhập khoảng 2200 USD nhưng sau khi chi tiêu cho những khoản thiết yếu và phụng dưỡng bố mẹ xong, số tiền còn lại dùng để chi trả nợ cho gia đình, mua nhà... là cực kì khó.

Hơn nữa trong tình hình dịch bệnh, một số người vì những khoản nhất định phải chi tiêu nên đã đi vay tiền. Thế nhưng chính vì thế mà họ đã phải ôm một gánh nặng lớn trên vai. Thậm chí, nếu không thể trả lãi đúng hạn, việc vay tiền lại càng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hơn.

2. Nợ quá nhiều tiền trong thẻ tín dụng

30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn! - Ảnh 1.

Hiện nay có rất nhiều thẻ tín dụng đều đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau để hấp dẫn mọi người đăng ký thẻ. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp và ngân hàng cũng sẽ đưa ra các phương thức trả tiền tiện lợi, ví dụ như trả tiền theo từng kì… Thế nhưng lãi suất của thẻ tín dụng lại thường cao hơn lãi suất của các dịch vụ khác nhiều.

Ngoài ra, thời gian trả hết nợ càng lâu, tiền tiêu đi cũng càng nhiều hơn.

Ví dụ bạn dùng 1000 USD trong thẻ tín dụng để mua một chiếc TV mới, lãi suất của thẻ lúc này sẽ là 35%. Nếu như mỗi tháng bạn chỉ trả được số tiền thấp nhất thì bạn sẽ mất 5 năm mới có thể trả hết nợ. Kết quả là số tiền lãi bạn phải trả đủ để mua thêm một chiếc ti vi mới nữa.

3. Tiêu xài hoang phí, không sớm để tiền dành dụm

Nhà đầu tư và chuyên viên quản lí tài chính đã từng đưa ra một bản kết quả điều tra vào năm 2019. Trong báo cáo có nhắc tới, gần 38% người hối hận về việc tiêu xài hoàng phí trên phương diện quản lí tài chính.

Những người còn lại bày tỏ sự hối tiếc khi không chuẩn bị trước những bước đệm cho tương lai sau này ví dụ như tiết kiệm tiền, thiết lập kế hoạch chi tiêu…

4. Không đầu tư

30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn! - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng gửi tiền vào ngân hàng là phương pháp tiết kiệm an toàn, đáng tin nhất. Nhưng trong tình hình phức tạp như hiện này, gửi tiết kiệm không còn là phương pháp tối ưu nữa. Thay vào đó, đầu tư đang dần trở nên thịnh hành hơn. Sở dĩ đầu tư được nhiều người ưa chuộng bởi phương pháp này có lãi suất kép. Tiền lãi được cộng thêm theo từng đợt sẽ giúp giá trị số tiền ban đầu của bạn được tăng thêm, theo đó số tiền tiết kiệm được đương nhiên sẽ nhiều hơn.

5. Từ chối việc mua bảo hiểm

Nhiều người sau khi nghe, đọc được những tin đồn không tốt về việc mua bảo hiểm đã cho rằng bảo hiểm không có tác dụng gì quá lớn, không đáng để đầu tư vào. Nhưng khi bạn gặp phải sự cố vô tình xảy ra, bạn mới hiểu được mặc dù bảo hiểm không thể tạo ra khoản lãi đầu tư rất cao cho bạn, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn một khoản lãi nhất định.

4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận

Để khắc phục những sai lầm trong việc quản lí tài chính, chuyên gia đã đề ra 4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận!

1. Hạ thấp cái tôi xuống!

Tiết kiệm được bao nhiêu, tiêu hết bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào nhu cầu của từng người trong cuộc sống. Có một vài người sẽ vì tiết kiệm mà bằng lòng duy trì cuộc sống cơ bản nhất. Cũng có người vì để thể hiện địa vị xã hội của mình mà tiêu xài hoang phí.

Thế nhưng Morgan Housel lại cho rằng, con người tiết kiệm được bao nhiêu có liên quan tới cái tôi. Ông chỉ ra rằng, đa số người giỏi quản lí tiền bạc sẽ không vì để hơn người mà thay đổi thói quen tiêu tiền của bản thân. Những người này sẽ dựa theo mục tiêu của mình để hoạch định ra kế hoạch tài chính. Do đó chúng ta cần học cách hạ thấp cái tôi xuống, tránh vì suy nghĩ của người khác mà ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của mình.

2. Tránh kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác với mình

30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn! - Ảnh 3.

Chuyên gia chỉ ra rằng, có quan hệ thân thiết hoặc kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác mình rất dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng khốn khó. Bởi vì việc bất hòa về tiền bạc là một trong những nguyên nhân thường dẫn tới li hôn nhất. Do đó, tốt nhất là trước khi kết hôn, hãy hiểu rõ quan niệm tiền bạc của đối phương để tránh thảm họa về sau, thậm chí là tranh chấp tài sản sau khi li hôn.

3. Tránh xa việc nợ nần ngay từ đầu

Mặt khác, chuyên gia cũng nói rằng, không ai thoát được cảnh nợ nần nhanh hơn người đã tránh nợ nần ngay từ ban đầu. Chuyên gia cho rằng, phải quản lí tài chính một cách ổn thỏa. Trọng điểm không nằm ở việc lần nào cũng đưa ra quyết định đúng đắn, mà là đưa ra quyết định không phạm sai lầm trong thời gian dài.

4. Giữa ước mơ và bánh mì, nên chuẩn bị bánh mì tốt trước

Chọn một công việc phù hợp với ước mơ của cuộc đời bạn nhưng lương thấp sẽ khiến bạn dần cảm thấy hối hận theo thời gian. Khi phải đối mặt với đủ loại áp lực cuộc sống, bạn khó cảm nhận được niềm vui khi làm việc. Do vậy chúng ta nên lựa chọn công việc có thu nhập khả quan trước. Thu nhập của công việc này có thể cung cấp cho bạn một cuộc sống cơ bản. Khi tiết kiệm đủ tiền rồi, bạn có thể đi thực hiện ước mơ ban đầu của mình.

Theo Bussiness Time

Lưu Ly

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên