30 tuổi mới là lúc cuộc chiến về tiền bạc thực sự bắt đầu: Nắm chắc 7 bài học đắt giá này khi ở tuổi 20 giúp bạn có thể tự tin chiến thắng dù vẫn còn "tay trắng"
Bước sang tuổi 30, bạn đã đủ trưởng thành để biết mình phải làm gì để kiếm tiền nhưng vẫn chưa đủ kinh nghiệm đối mặt với rất nhiều thử thách trong cuộc sống hiện đại. Lúc này, cuộc chiến về tiền bạc của bạn mới thực sự bắt đầu.
- 07-05-2019Trước 40 tuổi, phải biết "yêu tiền": Hãy ghi nhớ, không ai bàn đến hạnh phúc khi không có vật chất
- 06-05-2019Sau nhiều năm vật lộn dưới trướng của Steve Jobs rồi gặt hái hàng loạt thành công, nhà đầu tư mạo hiểm này rút ra 5 bài học "có tiền chưa chắc đã mua được"
- 04-05-2019Nhiều bạn trẻ ham kiếm tiền, muốn làm giàu nhưng thật tệ là không hiểu những điều sơ đẳng nhất của việc kiếm tiền: 4 nguồn thu nhập quyết định bạn Giàu hay Nghèo
Không phải tự nhiên 30 là ngưỡng tuổi đánh dấu mốc của cuộc đời. Ở độ tuổi đó, bạn bắt đầu có một khoản tài chính cá nhân nhất định nhưng trước mắt vẫn là một cuộc chiến kinh tế với những áp lực từ gia đình, công việc hay thậm chí bè bạn. Tại Mỹ, nhiều người mãi đến năm 30 tuổi mới trả hết các khoản nợ học tập, do học phí ngày càng cao trong khi các khoản vay sinh viên thì luôn sẵn sàng. Thế là đến tuổi 30, họ mới bắt đầu nghĩ đến chuyện tiết kiệm để mua nhà và bắt đầu những dự định kinh tế.
Thật đáng sợ khi bước sang tuổi 30 và bạn cảm thấy mình đứng trước một cuộc chiến khó khăn trong khi “tay trắng”. Nhưng chúng tôi có một số bài học có thể hữu ích cho bạn để có thể xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai của mình.
1. Khai thác sức mạnh của tài khoản hưu trí
Báo cáo điều tra dân số gần đây cho thấy giá trị trung bình của các tài khoản hưu trí vào khoảng 10.000 USD. Con số này quả thật rất ấn tượng bởi nó lớn hơn 140% hoặc 2.4 lần so với giá trị ròng trung bình chung của các hộ độc thân dưới tuổi 35. Chỉ có vốn chủ sở hữu nhà mới đại diện cho một phần tài sản lớn hơn cho nhóm này.
Điều này có nghĩa tài khoản hưu trí là một trong những cách đáng tin cậy để bạn “tích trữ” sự giàu có ngay từ khi còn trẻ. Đóng thuế chính là các chính thống đơn giản nhất bạn có thể làm.
2. Tận dụng thị trường chứng khoán và học cách đầu tư
Nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng vì sợ mất hoặc đơn giản là vì lãi suất nhỏ mà ngân hàng trích ra mỗi tháng. Nhưng đóng góp lớn thứ hai vào giá trị tài sản ròng của những người trẻ tuổi (ngoài nhà của họ) chính là cổ phiếu và cổ phiếu quỹ tương hỗ.
Nếu bạn còn e ngại vì chưa có nhiều hiểu biết về mảng này thì có thể bắt đầu với các quỹ chỉ số chi phí thấp. Những khoản đầu tư này rất đơn giản, hiệu quả cao và giá cả cực kỳ phải chăng. Bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ, về cơ bản là bạn đang đầu tư vào cả thị trường chứng khoán, cho phép bạn tiếp xúc rộng rãi với nhiều công ty khác nhau, từ đó hạn chế nguy cơ đầu tư sai. Không có khoản đầu tư nào được đảm bảo nhưng đây là cách các nhà quản lý tiền hàng đầu thế giới khuyên các nhà đầu tư cá nhân khi bắt đầu đầu tư tiền của họ.
3. Nhận ra rằng sớm hay muộn thì bạn cũng không thể dùng tiền để mua được hạnh phúc
Tất cả chúng ta đều có những ước mong, khát vọng để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn – đó là điều tất yếu. Nhưng điều này cũng kéo theo một hệ lụy là việc dùng tiền để đáp ứng mọi đòi hỏi.
Tiền không mua được hạnh phúc là điều mà rồi ai cũng sẽ phải nhận ra. Thực tế là cho đến cuối đời, những điều quan trọng nhất với bạn hóa ra không có liên quan chút nào đến việc có thêm thật nhiều vật chất hay của cải.
Bài học này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm tốn kém như không tiết kiệm hưu trí nhưng lại chi hàng trăm triệu cho những lớp thể dục. Cần phải có sự cân bằng cho mọi thứ.
4. Sống phù hợp khả năng của bạn là một thế mạnh, không phải là một điểm yếu
Khi đi học, bạn có thể dễ dàng chấp nhận việc không đủ khả năng để tham gia các chương trình, sự kiện của sinh viên chỉ vì không đủ khả năng tài chính. Xung quanh bạn cũng có nhiều người như thế, và chúng ta có thể thông cảm được cho nhau.
Nhưng khi bước chân ra ngoài xã hội và đi làm, áp lực phải ra ngoài và tiêu tiền xã hội đã thay đổi hoàn toàn. Không có tiền để tham gia các sự kiện với đồng nghiệp đôi khi trở thành một gánh nặng. Nhưng cần phải hiểu rằng, chỉ vì bạn đang kiếm ra tiền không có nghĩa là bạn có đủ khả năng để chi trả cho tất cả những nhu cầu phát sinh. Hãy biết từ chối và chấp nhận sống trong khả năng của mình.
5. Chi trả cho bản thân đầu tiên
Ngay khi tiền lương vừa về tới tài khoản ngân hàng của bạn, hãy ưu tiên các chi phí sinh hoạt phí và tiết kiệm nghỉ hưu trước khi nghĩ đến các bữa tiệc nhà hàng hay quán bar. Dù bạn làm cách nào để chi tiêu trong hạn mức (không vượt quá số tiền kiếm được) thì sẽ luôn có những điều ảnh hưởng nhất định.
Còn nếu bạn thấy mình đang chi tiêu quá mức cho phép, trước tiên hãy tập trung vào việc tiết kiệm các chi phí định kỳ lớn như tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác. Sau đó mới bắt đầu chia ngân sách cho những khoản nhỏ hơn và không bắt buộc. Cách này sẽ tốt hơn là việc chi tiền cho những cốc cà phê buổi sáng đắt đỏ. Đừng quên so sánh giá trước khi quyết định mua món đồ nào đó giá trị.
6. Tìm hiểu những gì đang ảnh hưởng đến tài khoản tín dụng của bạn
Thẻ tín dụng tiện lợi bao nhiêu thì cũng nhanh chóng khiến bạn đau đầu bấy nhiêu bởi lãi suất chi trả của thẻ tín dụng là rất cao. Quản lý được tài khoản tín dụng sẽ giúp bạn làm được nhiều việc lớn, thay vì nhiều khoản chi nhỏ lẻ, ví dụ như mua nhà hay mua xe chẳng hạn. Có một tài khoản tín dụng tốt sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập vào lãi suất thế chấp thấp nhất hiện có.
Hai điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn là khả năng thanh toán đúng hạn và giữ mức sử dụng tín dụng của bạn ở mức thấp.
Hãy tập trung vào việc luôn thực hiện thanh toán tối thiểu đúng hạn. Lý tưởng nhất là bạn sẽ luôn muốn trả tổng số tiền đến hạn để tránh phí lãi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ muốn sử dụng thẻ tín dụng của mình như thẻ ghi nợ và không bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn có thể trả. Điều này cũng giúp tăng điểm tín dụng của bạn lên một tầm cao mới.
7. Tăng thu nhập
Để đạt được những mục tiêu tài chính thì bạn cần phải có kế hoạch ngay từ đầu. Hãy quyết định xem bạn muốn đạt được việc đó trong 6 tháng, một năm hay 5 năm để từ đó tập trung tất cả nguồn lực tài chính để lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm chi tiết.
Nhưng làm cách nào để thực sự kiếm được số tiền lớn đó? Thời gian trôi qua và bạn sẽ nhận ra rằng, đóng vai trò tích cực trong việc quản lý sự nghiệp của bạn sẽ tạo ra tác động lớn hơn đến sự ổn định tài chính hơn bạn tưởng. Điều đó có nghĩa là bạn cần học cách yêu cầu tăng lương hoặc tìm kiếm một công việc lương cao hơn.
Đối với phụ nữ, điều này quan trọng hơn bao giờ hết. Dữ liệu cho thấy trung bình, mức thu nhập của nữ giới thường bằng 78% so với các đồng nghiệp nam cho cùng một công việc. Vì thế, hãy chắc chắn rằng mình đang được đối xử công bằng cho công việc mà bạn làm.
BI