4 biểu hiện bất thường ở ĐÀN ÔNG cảnh báo "sát thủ trong giấc ngủ" tìm đến: 2 nhóm nam giới cần "đề cao cảnh giác", lơ là một chút mất mạng như chơi
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp ở đàn ông. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện này thì bạn cần đi khám ngay để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- 05-04-2022Uống nước vào 3 thời điểm này phá thận, hại tim: Khát đến mấy cũng không được uống, cố chấp thì tổn thọ, tiên dược cũng khó cứu
- 04-04-20223 kiểu uống nước chanh vừa "vô dụng" lại hại hơn "uống thuốc độc": Phá ruột, hại dạ dày, 2/3 là kiểu nhiều người thường mắc, bỏ ngay trước khi bao tử kêu cứu
- 04-04-20222 thực phẩm "giả chay" tưởng tốt nhưng "siêu hại": Chuyên gia cảnh báo ăn nhiều dạ dày kêu cứu, rước thêm khối bệnh vào người
Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Dù là một bệnh lý thường gặp và có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong nhưng hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.
Đối tượng mà "sát thủ trong giấc ngủ" nhắm đến
Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở nam giới. Trong đó, phần lớn đến tuổi trung niên mới bắt đầu khởi phát và tiến triển nặng. Đặc biệt, có 2 nhóm đối tượng nam giới sau dễ là "mục tiêu" mà căn bệnh sát thủ này nhắm tới, cần phải đề phòng cảnh giác:
1. Người bị béo phì
Một số nghiên cứu cho thấy, khi cân nặng tăng 10% thì nguy cơ mắc ngừng thở khi ngủ tăng gấp 6 lần. Ảnh: Internet
Một số nghiên cứu cho thấy, khi cân nặng tăng 10% thì nguy cơ mắc ngừng thở khi ngủ tăng gấp 6 lần. Trong một nghiên cứu khác, ngừng thở khi ngủ mức độ vừa và nặng gặp ở 11% nam có cân nặng bình thường và 21% nhóm thừa cân béo phì ( BMI 25 – 30), tăng lên 63% ở nhóm BMI > 30.
Ở người thừa cân - béo phì, lượng mỡ được phân bố nhiều xung quanh khu vực đường hô hấp trên dẫn tới hẹp đường thở. Điều này đã góp phần làm tăng chèn ép đường thở khi ngủ. Do đó, đối tượng này cần phải cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
2. Người có những bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên
Những người bị phì đại amidan, hàm nhỏ, hàm ra sau, lưỡi quá to, tắc mũi…thường có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, cần phải lưu ý những biểu hiện của cơ thể để có thể nhận biết là phòng ngừa tên sát thủ nguy hiểm này.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ, người mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não cũng cần phải cảnh giác đề phòng.
Người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị mắc các bệnh lý như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim; mắc bệnh lý mạch máu não, tăng hồng cầu trong máu, thậm chí tử vong. Vì căn bệnh này đến thầm lặng nhưng lại rất nguy hiểm với cơ thể nên việc nhận biết và phòng tránh ngưng thở khi ngủ là thực sự cần thiết. Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết sát thủ sắp tìm đến bạn, ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe của chính mình:
- 1. Ngủ ngáy: đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Bệnh nhân có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngưng thở. Ngáy to nhất khi nằm ngửa, giảm khi nằm nghiêng.
- 2. Mệt mỏi cả ngày: người bị ngưng thở khi ngủ thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.
- 3. Buồn ngủ vào ban ngày: bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.
4. Đau đầu khi thức dậy: nguyên nhân do thay đổi nồng độ oxy não trong đêm dẫn đến hiện tượng đầu bị đau nhức sau khi thức dậy.
Làm cách nào để cải thiện?
Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy theo nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà có biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, cách chẩn đoán là dùng máy đa ký giấc ngủ để ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Từ đó, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa: Internet
Đối với những bệnh nhân có tình trạng ít nghiêm trọng hơn thì có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống như:
- Nằm nghiêng khi ngủ: Khi dòng khí được hít thở bằng đường mũi và miệng bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ngủ ngáy. Tư thế nằm nghiêng khi ngủ được cho là tốt nhất để giảm tình trạng này, từ đó cũng có thể giảm thiểu nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gối dày hay đặt gối phía sau lưng khi nằm để hạn chế ngủ ngáy.
- Giảm cân: Trọng lượng quá lớn khiến cho đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ dễ bị khó thở khi ngủ. Vì vậy, đây cũng là một trong những cách giúp phòng ngừa ngưng thở khi ngủ hiệu quả và trực tiếp cải thiện huyết áp.
(Tổng hợp)