4 biểu hiện trên bàn tay có thể là "dấu hiệu quan trọng" cảnh báo nguy cơ đột tử
Trái tim là cơ quan dễ bị "tổn thương" nhất trên cơ thể con người. Không chỉ thay đổi tâm trạng mà các bệnh về cơ quan trong cơ thể cũng đều có thể ảnh hưởng đến tim mạch và ngay bản thân tim cũng có thể bị bệnh, thậm chí là gây đột tử.
- 04-07-2021Sài Gòn đã luôn hào phóng tình yêu thương, và giờ là lúc để cả đất nước chìa vai cho Sài Gòn dựa vào khi trở bệnh
- 03-07-2021Hãy làm ngay 6 cách tự kiểm tra sức khỏe tổng thể tại nhà: Chỉ mất vài phút mà cứu tương lai khỏi bệnh tật
- 02-07-2021TP.HCM: Ấm lòng 7 tình nguyện viên đến bệnh viện cắt tóc miễn phí để bác sĩ yên tâm chống dịch
Nhiều người không hiểu rõ về định nghĩa đột tử , nó là do các vấn đề về tim và người bệnh thường tử vong trong vòng vài phút. Nếu bạn muốn biết trái tim của bạn có khỏe mạnh hay không, có thể đánh giá qua một số thay đổi trên bàn tay.
Vậy những dấu hiệu nào ở tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử?
1. Bất thường một phần bàn tay
Ảnh minh họa
Nếu có các đường dọc màu đen trên móng tay, nó thường liên quan đến chứng đau thắt ngực. Nếu ngón đeo nhẫn xuất hiện hình dùi trống, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh . Ngón tay cái của người bình thường thường mềm và dễ uốn cong. Nhưng nếu ngón cái ngắn và cứng thì bạn cần chú ý xem nó có liên quan đến bệnh tim và cao huyết áp hay không.
Ngoài ra, ngón tay giữa của bàn tay thường được chia thành ba phần, nếu phần thứ ba tương đối đỏ thì chứng tỏ cơ thể có khả năng mắc bệnh cao huyết áp, khi xuất hiện bệnh cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến xảy ra bệnh tim ở một mức độ nhất định.
2. Thay đổi màu sắc ở bàn tay
Ảnh minh họa
Màu sắc của lòng bàn tay bình thường là hồng hào, nếu lòng bàn tay quá đỏ rất dễ gây ra hiện tượng tăng độ nhớt của máu. Màu sắc của lòng bàn tay có thể phản ánh nhiều loại bệnh, như màu đỏ sẫm thể hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, lưu thông mạch máu kém và chức năng tim kém. Do đó, bạn thường có thể quan sát xem màu da của bàn tay có thay đổi hay không.
3. Đầu ngón tay thường xuyên có cảm giác tê, và lớp vỏ móng thường có màu trắng không tự nhiên
Ảnh minh họa
Nếu các đầu ngón tay thường xuyên có cảm giác tê, và lớp vỏ móng thường có màu trắng không tự nhiên, kèm theo các nốt mụn thì đây phần lớn là do bệnh tim bẩm sinh gây ra. Đặc biệt, màu tím ở móng tay ngón giữa còn là biểu hiện của một trái tim không khỏe mạnh, tình trạng này thường xảy ra ở những người hút thuốc lá lâu năm.
4. Độ mịn của móng
Ảnh minh họa
Móng tay của những người khỏe mạnh thường mịn và có màu hồng nhạt, sáng bóng. Tuy nhiên, nếu tim của bạn không bình thường và máu không thông suốt, máu không được lưu thông đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là móng tay, do đó khiển bề mặt móng tay không mịn. Trong trường hợp này, việc thăm khám và điều trị kịp thời là tốt nhất, đồng thời có thể chữa khỏi bệnh ở giai đoạn đầu và tránh những tổn hại lớn hơn đến sức khỏe.
Nếu trên lòng bàn tay xuất hiện 4 triệu chứng trên thì cảnh báo mọi người cần hết sức lưu ý.
Ngoài ra, nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh và tránh xa cái chết đột ngột cần phải làm những việc dưới đây:
Chế độ ăn hợp lý
Cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn dưới 5 gram muối mỗi ngày (tương đương với 1 thìa cà phê), không nên ăn mặn. Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau và hoa quả, đây được coi là biện pháp phòng chống bệnh tim mạch có hiệu quả. Vì trong rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin, chất khoáng, chúng cung cấp rất ít calo. Hạn chế ăn mỡ động vật nên ăn dầu ăn thực vật sẽ giúp cho trái tim khỏe mạnh.
Tập thể dục thường xuyên
Ảnh minh họa
Mỗi người nên tập thể dục từ 30 phút - 60 phút mỗi ngày góp phần phòng chống các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, trái tim và thành mạch máu thêm dẻo dai.
Không hút thuốc lá, thuốc lào
Không hút thuốc lá, thuốc lào vì hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân trực tiếp gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý vì thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ tăng huyết áp. Cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Cần giảm cân bằng các biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giảm ăn để giảm lượng calo đưa vào cơ thể. Đồng thời, tăng cường luyện tập thể dục để tiêu hao bớt lượng ca lo dư thừa.
Hạn chế uống rượu, bia
Vì uống nhiều rượu, bia làm huyết áp tăng và làm tăng trọng lượng cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể tăng lại là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, cần tránh căng thẳng, lo âu quá mức, cùng nhau xây dựng một môi trường xã hội đoàn kết, lành mạnh để góp phần phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não hiệu quả.
Nguồn: Sohu
Trí thức trẻ