4 cách kiểm soát tư duy tốt hơn để trở thành nhà lãnh đạo thành công
Lãnh đạo không do bẩm sinh mà do quá trình rèn luyện học hỏi tạo nên. Để trở thành nhà lãnh đạo thành công, bạn cần có một cái đầu lạnh một trái tim nóng nghĩa là bạn phải cân bằng được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Điều này sẽ rất hữu ích trong quá trình điều hành tổ chức và đưa ra những quyết định mang tính sống còn.
- 31-08-2020Người trẻ tuổi, tôi ủng hộ bạn "đi làm, không vui liền nghỉ việc", nhưng chỉ được tùy hứng 2 lần!
- 31-08-2020Lòng tốt cần có giới hạn và nguyên tắc, ấy là bậc khôn ngoan: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thù
- 31-08-202018 - 30 - 50: Bất kể ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể tìm được sân khấu thuộc về mình
- 31-08-2020Viết tặng bạn những lúc mệt mỏi: Chủ động mới có thể giải quyết được 80% vấn đề trong cuộc sống
1. Suy nghĩ tích cực
Vị trí cao nhất dành cho lãnh đạo, tất cả các nhân viên phía dưới đều nhìn thấy. Thái độ, biểu hiện khuôn mặt của ông chủ có thể khiến nhân viên đoán được phần nào tình hình hiện tại của công ty. Do vậy, bạn cần luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực cho dù công ty có đang gặp khó khăn, thách thức để có thể trấn an nhân viên.
Suy nghĩ tích cực còn khiến các quyết định của nhà lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt hơn. Chỉ khi đầu óc bạn đủ minh mẫn, bạn mới có thể tìm ra những cách giải quyết.
2. Kiểm soát hành động
Muốn kiểm soát tư duy tốt nhà lãnh đạo thành công phải biết kiểm soát hành động của chính mình. Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu nó. Đừng hành động theo cảm xúc và dựa trên cảm tính. Khi bản thân có thể kiểm soát tốt những hành động của mình, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc hoạch định kết quả xử lý những tình huống khó khăn.
Lãnh đạo trước khi đưa ra phản ứng với nhân viên, hãy đảm bảo chắc chắn rằng việc phản ánh của mình có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào và ảnh hướng đến kết quả công việc ra sao. Việc kiểm soát hành động trước khi đưa ra những quyết định giúp ta không có cảm giác "muốn quay lại thời gian" để có những phản ứng tốt hơn.
Hãy nhớ rằng, văn hóa doanh nghiệp có thể dựa trên những suy nghĩ và hành động của từng thành viên trong tổ chức đó. Và người thiết lập và xây dựng văn hóa đó không ai khác là nhà lãnh đạo.
3. Tập trung vào những cơ hội "chín muồi"
Cơ hội có thể đến với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào. Điều quan trọng là hãy đảm bảo rằng, khi cơ hội đến bạn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Không phải cơ hội nào cũng dành cho ta, cũng phù hợp với ta nên sự sẵn sàng chính là yếu tố quyết định. LỰA CHỌN QUAN TRỌNG HƠN CỐ GẮNG.
Trong kinh doanh cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào. Người lãnh đạo có thái độ tích cực thường nhìn thấy cơ hội trong mọi tình huống. Nhưng làm thế nào để biết rằng đấy là cơ hội tốt nhất thì đòi hỏi lãnh đạo phải có tầm nhìn xa chiến lược, có thể tổng hợp phân tích tài liệu, dự đoán trước tình hình xảy ra để đưa ra quyết định cuối cùng.
4. Tự tạo ra tiềm năng
Con đường đi đến thành công rất cần sự may mắn, may mắn như tấm bùa hộ mệnh giúp công việc của chúng ta suôn sẻ và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự may mắn ấy cũng đến. Cơ hội đôi khi nằm trong tay chính chúng ta, do chúng ta tự tạo ra.
Nhân tố cuối cùng để kiểm soát tư duy tốt của người lãnh đạo là phải biết "tự tạo ra tiềm năng". Càng những người tài giỏi, họ càng không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn muốn khám phá, khai thác bản thân. Tiềm năng của bản thân là vô hạn khi càng học hỏi bạn càng thấy bản thân mình còn có thể làm được những việc không tưởng.
Kiểm soát tư duy tốt sẽ giúp nhà lãnh đạo thành công hành động đúng đắn và đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Điều đó có nghĩa rằng, lãnh đạo giỏi chuyên môn thôi chưa đủ, những đột phá trong tư duy mới là chìa khóa mang lại thành công. Làm được điều đó không phải chuyện "một sớm một chiều", người lãnh đạo cần phải rèn luyện trong quá trình làm việc công tác và bản thân trong tư duy của họ phải luôn nghĩ mọi chuyện tích cực và tin tưởng vào chính bản thân mình.
(Thảo khảo: Trường kinh doanh HBR)
Nhịp Sống Kinh Tế