4 điều không nên nói trong buổi họp lớp, điều đầu tiên 90% người từng mắc
Sau khi tốt nghiệp bạn vẫn tham gia họp lớp chứ?
- 17-05-2024Sau buổi họp lớp, 6 người nhất quyết không chịu trả tiền ăn, âm thầm rời nhóm chat ngay trong đêm: Tôi đắng lòng vì cách cư xử của bạn cũ!
- 16-05-202417 người bạn hẹn đi họp lớp, sát giờ xuất hiện người thứ 18: Tất cả đứng hình rồi vỡ òa trong phút chốc
- 16-05-2024Họp lớp sau 40 năm ra trường, chỉ 7/35 người có mặt: Bạn cũ từng học kém nhất âm thầm thanh toán tất cả, tiết lộ 1 câu chuyện khiến ai cũng nể
Thực tế thì mỗi người đều có những quan điểm khác nhau về việc họp lớp. Có người cho rằng họp lớp là đấu trường phô trương sự giàu có hoặc là sân khấu lớn để khoe khoang; hoặc đó chỉ là một nhóm người ngồi cùng nhau chơi điện thoại di động, điều đó thật vô nghĩa. Cũng có một số người cho rằng nên trân trọng cơ hội được gặp lại các bạn học cũ, ôn lại tuổi trẻ và kết nối với những người từng sát cánh phấn đấu cùng mình.
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, nếu đã đi họp lớp thì có 4 điều không nên nói trong lúc gặp gỡ bạn cũ.
1. Tâng bốc, nịnh hót bạn cũ với mục đích lấy lòng
Về cơ bản, những người được đối xử niềm nở nhất trong các buổi họp lớp thường là những người thành công trong sự nghiệp. Một số thành viên trong lớp sẽ tranh thủ cơ hội gặp mặt này để tâng bốc, nịnh hót họ với mục đích lấy lòng để xin xỏ, nhờ vả sau này. Về phía người được lấy lòng, để không phá hủy không khí vui vẻ của buổi họp lớp, họ không thể từ chối trực tiếp nên đành nhận lời hoặc nói lấp liếm cho qua chuyện.
Hãy nhớ rằng, họp lớp không phải là một cuộc phỏng vấn hay hội chợ việc làm, cũng không phải là một hội chợ đấu thầu kinh doanh. Các hành vi tâng bốc không sai nhưng nên ở mức độ vừa phải. Bởi suy cho cùng, những lời tâng bốc có mục đích phía sau chỉ khiến mối quan hệ giữa những người bạn cũ trở nên khó khăn hơn.
2. Nâng mình lên và hạ người khác xuống
Sau khi tốt nghiệp và bước vào xã hội, khoảng cách giữa các thành viên trong lớp sẽ ngày càng rõ ràng. Một số người kiếm được nhiều tiền hơn và một số người kiếm được ít hơn; một số người có mối quan hệ và sự nghiệp tốt đẹp, trong khi một số người đang ở thời kỳ khó khăn và chẳng có gì cả.
Điều khó chịu là luôn có một vài người dù trong lúc khoe khoang về bản thân cũng không quên hạ thấp người khác.
Ví dụ: "Bình thường tôi toàn đi ăn với mấy ông sếp bàn mấy thương vụ triệu đô. Hôm nay phải khó lắm mới dành được thời gian đi ăn với mấy bạn".
"Dạo này tôi đang quay cuồng với mấy cái đơn hàng tiền tỷ, bận khủng khiếp. Tính ra tôi ngưỡng mộ cậu phết đấy, tuy kiếm không nhiều lắm nhưng được cái rảnh rỗi".
"Chồng mình toàn tặng mình túi LV, Gucci bản giới hạn. Ổng mà chỉ tặng mình son chứng tỏ ổng quá vô dụng!".
Khoảng cách kinh tế giữa người với người là có tồn tại và tâm lý khoe giàu cũng không có gì đáng trách. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không nhất thiết phải hạ bệ người khác, chỉ để tôn mình lên.
3. Rên rỉ than vãn, cầu mong sự chú ý của mọi người
Dù buổi họp lớp có thay đổi thế nào thì không khí chủ đạo của nó cũng là tích cực.
Không có gì sai khi bày tỏ cảm xúc và nói về những lo lắng của bạn về công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, một số người lại quá đà trong việc này, họ biến buổi họp lớp thành đại hội kể khổ, như thể mọi thứ xui xẻo nhất trên đời đều đổ xuống đầu họ vậy. Họ than thở từ chuyện công việc đến chuyện gia đình, từ chuyện yêu đương trai gái đến cả những thứ vụn vặt trong cuộc sống.
Buổi họp lớp đáng lẽ phải ngập tràn tiếng cười nay chỉ còn những tiếng thở dài, thậm chí là những giọt nước mắt.
4. Bóc trần "vết sẹo" của bạn cũ
Lời nói thực chất có khả năng sát thương không thua kém gì vũ khí bình thường. Trong một buổi họp lớp thường xuất hiện cả những thành phần vô tư đến vô duyên. Họ lôi hết những nhược điểm của bạn cũ ra bàn luận, hoặc đào lại những kỉ niệm xấu hổ của người ta lên, không quên thêm vài lời bình phẩm, giễu cợt.
Dù mục đích của việc này có thể đơn giản chỉ là vì hâm nóng không khí của buổi tụ họp nhưng hành động này không nghi ngờ gì đã làm tổn thương người khác vô cùng.
Nguồn: Sohu
Phu nữ số