4 hành vi chứng tỏ lãnh đạo không còn tin tưởng bạn, đặc biệt là điều cuối cùng, ai cũng phải thốt lên “quả là đáng ngờ”
‘Một sự bất tín vạn sự bất tin’, thiếu tin tưởng có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định và thậm chí ảnh hưởng đến công việc gây ra nhiều hiểu lầm và thiệt hại nghiêm trọng.
Niềm tin là một vấn đề phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian tìm hiểu nhưng lãnh đạo có 4 hành vi dưới đây chứng tỏ họ đã bắt đầu không tin tưởng và đề phòng bạn. Hãy đặc biệt cẩn trọng nhé!
1. Lãnh đạo cô lập bạn tại nơi làm việc
Ở chốn công sở, khi người lãnh đạo thấy cấp dưới "không vừa mắt", họ sẽ có hành động cô lập đối với cấp dưới. Điển hình như, khi sắp xếp công việc, người lãnh đạo sẽ cố gắng phân công bạn làm một mình, không cho phép đồng nghiệp khác ở cùng, liên lạc, giúp đỡ... Những điều này cho thấy lãnh đạo không còn ý định "sử dụng" bạn và dần mất lòng tin vào bạn để rồi bạn thấy khó mà tự lui.
2. Không giữ lời hứa
Không tuân thủ các cam kết mà lãnh đạo đưa ra cho cấp dưới là một trong những dấu hiệu cho thấy họ không tin vào nhân viên của mình. Ảnh: Internet
Khi người lãnh đạo không tin vào hiệu suất làm việc của cấp dưới, những cam kết giữa sếp và nhân viên cũng từ đó mà đình trệ. Bởi sếp đã hứa với bạn từ trước nhưng vì bây giờ anh ta không tin tưởng bạn cho nên anh ta đặt cam kết này sang một bên và phớt lờ.
Sự tin tưởng của người lãnh đạo rất quan trọng trong công việc và sự nghiệp của nhân viên. Do đó, hãy nhớ rằng đừng làm một số việc khiến người lãnh đạo mất lòng tin vào bạn. Bởi vì cuối cùng, chỉ có bạn là người thiệt thòi mà thôi.
3. Sự chậm trễ trong việc ký kết
Ví dụ, khi bạn đưa cho sếp một tài liệu và sếp nói rằng: "Đợi tôi đọc rồi mới ký" hoặc "Đợi tôi giải quyết xong giấy tờ này rồi mới ký". Sau đó tài liệu này sẽ bị rơi vào quên lãng và phải mất vài lần nhắc nhở, chờ đợi thì sếp mới hoàn thành ký kết.
Bạn tưởng rằng người lãnh đạo có quá nhiều việc nên quên mất có phải không? Tuy nhiên, thực ra anh ấy chỉ cố tình trì hoãn mà thôi, vì từ tận đáy lòng sếp đang cảnh giác với bạn.
Gặp phải người lãnh đạo như vậy luôn khiến nhân viên không làm được việc gì, muốn thúc giục nhưng không dám vội vàng, nếu không thúc giục sẽ khiến mọi việc chậm trễ. Nhưng, để tập trung vào tình hình chung, đến lúc cần đôn đốc thì vẫn phải đôn đốc. Nếu lãnh đạo không tin tưởng thì bạn có thể yêu cầu lãnh đạo đọc kỹ hồ sơ hoặc tài liệu trước khi ký.
4. Đột ngột nói cho bạn biết ai là người không hài lòng, có ác cảm với bạn trong công ty
Trong trường hợp bình thường, vì lợi ích hòa hợp của tập thể, sếp sẽ không làm những việc khiến nhân viên tranh đấu, "chia bè xẻ nghé". Bởi điều này cũng tạo điều kiện cho công việc quản lý của chính mình có thể tiến triển một cách suôn sẻ.
Tuy nhiên, người lãnh đạo thường viện cớ, đưa tín hiệu ngầm nói rằng có người không hài lòng, chơi xấu bạn chứng tỏ anh ta bắt đầu không còn tin tưởng, trọng dụng bạn. Sếp chỉ đang cố làm bạn khó chịu để rồi gây ra nhưng xung đột không đáng có khiến công việc cũng từ đó mà xuất hiện nhiều khó khăn, rắc rối, thậm chí bạn còn phải tự nộp đơn xin nghỉ vì áp lực.
Khi gặp phải trường hợp như vậy, bạn không cần phải đấu tranh tư tưởng gì nữa, cứ để sếp nói thẳng ra những điều mình muốn và bản thân bạn tiếp thu cũng như chọn lọc thông tin, đồng thời giải quyết mọi thứ thật khéo léo, sáng suốt để khỏi gây bất đồng.
Ở nơi làm việc, nếu bạn muốn tiếp tục được lãnh đạo công nhận, bạn phải hiểu một số tín hiệu của lãnh đạo. Chỉ bằng cách xử lý cẩn thận mối quan hệ của bạn với lãnh đạo, bạn mới có thể tránh bị lãnh đạo "loại trừ", gây khó khăn.
Làm cách nào để xây dựng niềm tin?
Dù có muốn thừa nhận hay không, chúng ta đều là những sinh vật cảm tính. Chúng ta cảm nhận khi không được tin tưởng, hay không nên tin tưởng người khác. Ảnh: Sohu
1. Giữ lời hứa
Cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để xây dựng lòng tin là có thói quen giữ lời hứa.
Nếu bạn nói bạn sẽ đọc gì đó vào cuối tuần, hãy làm ngay.
Nếu bạn hứa làm xong bản báo cáo đó trước thứ Hai, hãy hoàn thành ngay.
Nếu bạn sắp dẫn dắt một dự án, đừng để thất bại.
Bởi luôn có ai đó theo dõi bạn. Do đó, hãy giữ lời hứa vì phá vỡ lời hứa sẽ khiến sếp luôn ghi nhớ bạn là người như vậy.
2. Giao tiếp bằng mắt
Phương pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ.
Khi bạn nói, hãy nhìn vào mắt người đối diện. Tránh né giao tiếp bằng mắt sẽ luôn là một trong những điều khiến bạn nghi ngờ người đối diện.
3. Chú trọng việc giao tiếp
Bỗng dưng có cuộc tranh cãi sẽ có ai đó bị đổ lỗi. Khi có người bị đổ lỗi, sự mất lòng tin lại xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên trò chuyện, trao đổi công việc với đội nhóm, đồng nghiệp thì khi chuyện gì đó không thể lường trước xảy ra, sẽ không ai nghi ngờ bạn hết. Bởi họ thấu hiểu và họ nhớ rằng bạn đã ghi chú lại đầy đủ, thậm chí họ còn tin tưởng bạn hơn nữa vì đã tự tin trao đổi.
4. Hãy thành thực khi bạn không biết câu trả lời
Rất đáng nể khi nói, "Tôi không chắc lắm, nhưng hãy cho tôi vài giờ và tôi sẽ tìm ra thôi," hơn là nói một đống lộn xộn những thứ vô nghĩa nhằm che mắt mọi người.
Bởi lòng tin được xây dựng dựa trên sự trung thực. Nếu bạn không biết, thì cứ nói là không biết. Và sau đó củng cố giá trị của bản thân bằng việc nêu ra cách bạn sẽ tìm giải pháp.
5. Đừng bỏ cuộc lúc khủng hoảng
Người tin tưởng bạn sẽ cùng bạn vượt qua khó khăn. Ảnh: Sohu
Cuối cùng, nền tảng của sự tin tưởng ở chốn công sở chính là cho dù chuyện gì xảy ra, mọi chuyện tệ đến mức nào cũng đừng bao giờ từ bỏ đội nhóm và cứ tiếp tục tiến về phía trước.
Một khi bạn vượt qua được khó khăn, đó là lúc để đưa ra những quyết định khác. Nhưng cho đến lúc đó, công việc ưu tiên và mối quan tâm của bạn nên là giữ cho cả đội tiến về phía trước - hoặc, nếu bạn không ở vị trí lãnh đạo, hãy là một thành viên có khả năng và luôn sẵn sàng.
Nếu bạn có thể vượt qua giông bão, mọi người sẽ biết được họ có thể thực sự tin tưởng ở bạn và đó là điều họ sẽ ghi nhớ mãi mãi.
The Sohu