4 kiểu người có đức cao phúc dày, gặp được trong đời là điều may mắn, nhất định phải trân trọng
Hãy xem trong danh sách bạn bè của mình có 4 kiểu người dưới đây hay không.
- 25-05-2020Thế giới thay đổi rất nhanh, những quy tắc tài chính truyền thống nay không còn là chân lý: Rủi ro lớn nhất bắt đầu khi bạn giao phó sự an toàn của mình cho người khác!
- 25-05-2020Quan niệm về thời gian tạo nên sự khác biệt: Giữ tư duy thời gian theo kiểu người nghèo thì mãi mãi nghèo mà thôi!
- 19-05-20203 năm học nói, cả đời học im: Làm người tài trí, 6 kiểu dù cậy miệng cũng nhất quyết "không nói"
- 08-05-20207 kiểu người tuyệt đối không cầu cạnh lúc khó khăn, càng không nên tơ tưởng khi "sa cơ lỡ vận"
Xã hội ngày nay cạnh tranh kịch liệt. Chúng ta muốn có một chỗ đứng vững chắc, không thể chỉ dựa vào may mắn nhất thời, càng không thể dựa vào miệng lưỡi mà có thể dễ dàng gặt hái được thành công.
Một người thực sự có giáo dục, không những năng lực làm việc giỏi, hành động nhanh chóng, mà còn phải biết cách đối nhân xử thế, thấu hiểu tầm quan trọng của nhân phẩm.
Cho dù ở phương diện làm người hay làm việc, họ luôn đặt đạo đức lên hàng đầu, sống có phúc báo.
Nếu gặp được bốn kiểu người dưới đây, chúng ta nhất định phải trân trọng, bởi họ là những người đáng để kết mối thâm giao.
1. Khiêm tốn lễ phép
Trong sách Thái Căn Đàm có câu: "Đất vì thấp mà trở thành biển lớn, người vì biết hạ mình mới thành vua"
Khiêm tốn hoàn toàn không phải tự ti, cũng không phải yếu đuối, bất tài hay nhút nhát.
Chúng ta cần hiểu rằng vỏ quýt giày có móng tay nhọn. Con người biết khiêm tốn, chính là một kiểu thông minh, biết trau dồi bản thân, chờ ngày tỏa sáng, lấy lùi làm tiến.
Đồng thời, đó cũng là một kiểu cốt cách, cương trực ngay thẳng, không bận lòng chuyện được mất.
Nếu một người quá hay dao động, cho dù họ có giỏi hơn những người xung quanh, thì đến cuối cùng họ vẫn sẽ bị người khác bỏ xa.
Lúa mì càng chín đều trĩu xuống. Người càng không có tu dưỡng càng hay tự phụ, họ cho rằng bản thân biết tuốt, việc gì cũng làm được. Nhưng một người thực sự có tu dưỡng, không bao giờ tự hạn chế mình, họ luôn không ngừng học tập, cải thiện bản thân.
Người quân từ thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu. Người thực sự có tu dưỡng luôn mở rộng tấm lòng, có tầm nhìn, thoải mái xử lý công việc, bình tĩnh suy xét, không tranh giành với người khác, hành xử khiêm tốn, thanh thản làm người.
2. Ôn hòa điềm đạm
Một người có nội tâm mạnh mẽ, không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh mà đánh mất bản thân và lý trí.
Đối mặt với các vấn đề, họ sẽ nghĩ ra cách giải quyết, thay vì nổi giận, trách móc người khác. Họ sẽ không đổ lỗi lên người khác, mà tìm lỗi của chính mình, mong muốn lần sau sẽ làm tốt hơn.
Đỗ Nguyệt Sênh, một anh hùng chống Nhật nổi tiếng từng chia sẻ: "Những người tầm cỡ hàng đầu là những người có tu dưỡng, không nóng nảy; những người hạng chót, không có tu dưỡng lại nóng nảy".
Một người thực sự có tu dưỡng sẽ không tùy tiện nổi nóng, tính cách ôn hòa, có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân. Chẳng những khống chế tốt cảm xúc mà còn xử sự bình tĩnh, chấp nhận số phận.
Khi đối diện với công việc và cuộc sống thường ngày, họ bình tĩnh, tỉnh táo, dùng lý trí để đánh giá vấn đề. Vậy nên cuối cùng các vấn đề đều được giải quyết gọn nhẹ.
3. Trung thực, trọng chữ tín
Khổng tử nói: "Người mà không biết giữ chữ tín, thì không thể thành người được".
Con người sống ở trên đời, phải lấy chữ tín làm trọng, trung thực để tu dưỡng bản thân, giữ chữ tín để tạo dựng sự nghiệp.
Làm người cần thực tế, nói lời trung thực, xử sự cẩn trọng, giữ chữ tín. Cho dù có nghèo khó, cũng không đánh mất sự tín nhiệm. Không giữ chữ tín có thể sẽ mang tới lợi ích nhất thời cho bạn, nhưng nhất định không phải là lợi ích lâu dài.
Người không trung thực ắt chịu mất mát, đánh mất chữ tín chẳng khác nào rước họa vào thân.
Chiến thắng nhỏ dựa vào trí tuệ, chiến thắng lớn dựa vào đạo đức. Chữ tín giống như bộ mặt của chúng ta, nó cho thấy đạo đức và phẩm hạnh của chúng ta. Muốn đứng vững trong xã hội, nhất định phải trọng chữ tín, nói lời giữ lấy lời.
4. Thanh thản làm người
Con người ở đời, tiền tài, danh lợi, quyền thế chưa bao giờ là số một, đứng hàng đầu chính là nhân cách con người.
Trong đời sống và trong công việc, bạn có được sự tín nhiệm của người khác hay không, hoàn toàn do nhân phẩm quyết định.
Một người có nhân phẩm tốt, trọng chữ tín, càng có thể giành được lòng tin của người khác. Người có nhân phẩm xấu, đặt lợi ích lên đầu, nói một đằng làm một nẻo, cuối cùng chỉ khiến người khác tránh xa.
Đối với một người, nhân phẩm chính là phần lõi, hành vi chính là vỏ ngoài.
Phần lõi chắc chắn, lại thêm vẻ ngoài tô điểm, cuộc đời mới có thêm nhiều lựa chọn. Con người hết tiền tài, còn có thể kiếm lại, nhưng nếu không có nhân phẩm chắc chắn sẽ bị người khác coi thường.
Một người thực sự có tu dưỡng sẽ hiểu rằng phải làm mọi việc đúng với lương tâm của mình, không dối lòng làm điều xấu, ngấm ngầm hại người.
Con người trên đời, mang cái đức đi khắp thiên hạ mới có thể khoan dung độ lượng gánh vác trọng trách. Vì thế, chúng ta cần học làm người tốt trước, mọi việc cũng theo đó mà trở nên đơn giản.
Trí thức trẻ