MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 kiểu người dù giàu đến mấy vẫn khổ cả đời: Người quá giỏi, quá sợ hãi, quá hiền lành và quá bi lụy

09-01-2020 - 16:48 PM | Sống

Quá đong đếm cảm xúc của những người xung quanh sẽ khiến cuộc sống của chúng ta bị phụ thuộc, mất niềm vui, không còn dễ chịu nữa.

1. Người làm gì cũng giỏi

Một người cái gì cũng biết làm, cái gì cũng giỏi nhiều khi lại cảm thấy bản thân phải mang quá nhiều trách nhiệm. Bởi, họ chắc chắn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị giúp đỡ, hỗ trợ không-liên-quan trong khi đó những vấn đề trong cuộc sống cá nhân của họ chưa chắc đã được giải quyết xong. Nhưng vì nể tình, vì đó là sự nhờ vả của người thân xung quanh nên họ buộc lòng đồng ý. Do vậy, áp lực của họ đồng thời cũng lớn hơn vì tự gắn cho mình trách nhiệm phải chăm sóc người khác cẩn thận.

Một thực tế khác: người làm gì cũng giỏi lúc nào cũng hướng mình đến sự hoàn hảo vì thế những gì hoàn thành chưa đúng ý họ có thể khiến họ khó chịu, day dứt, không bằng lòng với bản thân. Từ đó, trong lòng họ cũng sinh ra cảm giác cô đơn khó tìm được người san sẻ cùng. Cứ giữ mãi sự cô đơn ấy, cả đời họ luôn đau đáu sự bất hạnh không đáng có.

2. Người quá bận tâm tới suy nghĩ của người khác

Một người quan tâm nhiều tới cảm xúc của những người xung quanh thường có xu hướng ôm nỗi sợ hãi trước khi làm một việc gì đó: sợ làm sai, sợ người khác không vui, sợ người khác hiểu nhầm… Bị dao động quá nhiều bởi những ý kiến xung quanh, họ sẽ phải hoảng hốt không ít lần nếu có ai đó tiếp tục nói rằng họ làm chưa tốt. Thiếu kiên định trong cuộc sống đôi khi sẽ đem đến thất bại hối tiếc cả đời.

Quá bận tâm nhiều đến những ý kiến của người khác, lâu dần, bạn sẽ đánh mất chính mình và chạy theo cảm xúc của người khác. Mỗi người là một cá thể độc lập, có tư duy riêng biệt. Vì thế, cuộc sống của những người này sẽ bị phụ thuộc vào niềm vui nỗi buồn của người khác, tuyệt nhiên không có không gian sống riêng cho riêng mình.

4 kiểu người dù giàu đến mấy vẫn khổ cả đời: Người quá giỏi, quá sợ hãi, quá hiền lành và quá bi lụy - Ảnh 1.

3. Người quá hiền lành

Hiền lành không phải một đức tính xấu nhưng hiền quá hóa đần. Giả thử trong những tình huống cần phải lên tiếng bảo vệ bản thân, hiền lành quá sẽ kéo bạn trở thành người cam chịu sự thua cuộc. Chỉ dám chịu đựng khi bị bắt nạt, chỉ dám gật đầu khi bị dụ dỗ, im lặng không có nghĩa là vàng trong trường hợp này.

Người quá hiền lành dẫn tới việc sống không có nguyên tắc cho riêng cá nhân. Đôi khi, dưới mắt người khác, họ sẽ bị đánh giá là kẻ yếu, kẻ thua cuộc, đến quyền lợi cá nhân cũng không nỗ lực để giành lại. Sống bao dung là tốt nhưng hiền lành không có nghĩa là dễ bị lợi dụng, không phải lỗi lầm nào cũng đáng được tha thứ một cách nhanh chóng.

4. Người quá phụ thuộc vào cảm xúc

Bi lụy cảm xúc khiến cho bạn khó phân biệt được đúng sai, khó tỉnh táo để nhận ra thật giả trong nhiều trường hợp. Người sống nghiêng về cảm xúc không có gì là sai nhưng quá phụ thuộc vào cảm xúc dễ làm cho cuộc sống trở nên ngột ngạt, thường gắn với hai chữ "chịu đựng".

Những người này thường phải chịu đựng sự thiệt thòi mà không được công nhận, không được hiểu, không được tôn trọng. Do đó, tổn thương ngày càng khoét sâu, những chuyện nhỏ nhặt nhất cũng khiến họ suy nghĩ không ngừng. Giữ trong lòng nhiều tâm tư, quá khứ buồn sẽ khiến người đó không thể vươn tới những thành quả mới trong cuộc đời.

4 kiểu người dù giàu đến mấy vẫn khổ cả đời: Người quá giỏi, quá sợ hãi, quá hiền lành và quá bi lụy - Ảnh 2.

Theo J.D

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên