4 LOẠI KHỔ nếu chịu đựng được giúp đời sang trang, thoát mọi khổ hạnh, chẳng mấy mà giàu sang
Chịu đựng gian khổ là để định hình lại chính mình.
- 15-07-2023Đau khổ lớn nhất của đời người không phải nghèo khó mà là vướng vào 3 chuyện này sau năm 60 tuổi
- 16-06-2023Về già, người khôn ngoan không bao giờ để lộ 3 bí mật này với con cái: Càng nói càng thêm đau khổ
- 22-04-2023Bậc thầy Yoga Ấn Độ chia sẻ 4 cách giúp buông bỏ đau khổ
Một vị giáo sư Đại học Bắc Kinh đã giải thích về sự khó khăn trong cuộc sống như sau: "Trong mắt nhiều người, gian khổ là làm việc chăm chỉ, gian khổ là phải thức khuya, là không sợ khó nhọc. Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là khó khăn thực sự.
Một người có thể thực sự chịu đựng khó khăn nếu họ tập trung thời gian và sức lực vào những việc mình muốn làm vì mục tiêu của bản thân, dám vứt bỏ tất cả những điều khiến mình thoải mái và hạnh phúc, rồi chăm chỉ làm việc đến cùng".
Trong cuộc sống, nếu không chủ động chịu thách thức sẽ phải thụ động gánh chịu những thất bại lớn lao. Nếu không chủ động chịu đựng gian khổ thì sẽ thụ động gánh chịu những khó khăn của cuộc sống.
Chịu đựng gian khổ cũng là một bước đà tạo nên thành công. Người nào có thể chịu đựng được 4 kiểu gian khổ dưới đây sẽ có cuộc sống ngày càng khấm khá, không lo nghèo khó.
1. Nỗi khổ khi suy nghĩ để phá vỡ nhận thức
Phát triển thói quen suy nghĩ là bước đầu tiên để một người tiến về phía trước. Suy nghĩ không chỉ cho phép mọi người nhìn rõ bản chất của sự việc mà còn cải thiện khả năng tự nhận thức.
Câu chuyện sau khiến chúng ta phải suy ngẫm:
Ye Na (Trung Quốc) mới tốt nghiệp đại học, cô ở thành phố hạng nhất để làm việc, mức lương từ 4000 – 5000 NDT/tháng. Cô làm việc chăm chỉ mỗi ngày nhưng sau khi trừ các chi phí, cô chỉ còn lại rất ít tiền tiết kiệm.
Cuộc sống khiến Ye Na không thể nhìn thấy tương lai nên cô rất lo lắng: "Làm thế nào để nâng cao kỹ năng làm việc của mình? Làm thế nào để có chỗ đứng ở các thành phố lớn?". Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Ye Na nhận thấy công việc bận rộn lặp đi lặp lại nhưng không mang lại giá trị cao.
Khi đã hiểu rõ tình trạng hiện tại, Ye Na bắt đầu có kế hoạch rõ ràng hơn cho tương lai. Bằng sự chăm chỉ không ngừng, cô đã được nhận chương trình cao học tại một trường đại học trọng điểm. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, cô vào làm việc tại một công ty lớn, có mức lương hơn 10.000 NDT.
Có rất nhiều người trong cuộc sống rơi vào những công việc lặp đi lặp lại, tưởng chừng như rất vất vả nhưng lại chẳng mấy hiệu quả. Chỉ khi giỏi tư duy và tổng hợp, chúng ta mới có thể thoát ra khỏi suy nghĩ cố định và tránh được những nỗ lực vô nghĩa.
Không chịu khổ não sẽ phải gánh chịu gian khổ cuộc đời. Người lâu ngày không vận dụng trí óc sẽ dễ dàng đánh mất chính mình trong sự hỗn loạn và xích mích nội tâm.
2. Nỗi khổ kỷ luật để tránh tầm thường
Trên đời không bao giờ có may mắn từ trên trời rơi xuống. Đằng sau thành công mà bạn trông thấy là sự kiên trì ngày qua ngày mà mọi người xung quanh đang nỗ lực.
Triết gia Kant sống rất kỷ luật. Ông từng chia sẻ: "Cuộc sống của bạn thế nào là do bạn quyết định". Ông đã xây dựng cho mình một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi cụ thể và nghiêm túc thực hiện.
Trong nhiều năm, ông hoạt động như một cỗ máy với độ chính xác cao và không bao giờ thay đổi. Một buổi sáng từ 9 – 12h45 là thời gian ông dành cho hoạt động viết lách và ông sẽ không bao giờ trì hoãn. Sự tự giác khổ hạnh này đã giúp ông hoàn thành xuất sắc 3 tác phẩm nổi tiếng "Phế phán lý tính thuần túy", "Phế phán lý tính thực tiễn" và "Phê phán phán đoán".
Sau một ngày làm việc bận rộn, Kant đúng 3h30 phút chiều ra ngoài đi dạo. Cùng lúc đó, chuông nhà thờ vang lên.
Có lẽ trong mắt nhiều người, tính kỷ luật tự giác của Kant quá khắc khổ, thậm chí là một kiểu tự hành hạ bản thân. Nhưng chính cuộc sống vô cùng kỷ luật này đã giúp ông đạt được hiệu quả lớn trong công việc.
Kant cho biết: "Kỷ luật tự giác khiến chúng ta khác biệt. Nó khiến chúng ta sống ở một đẳng cấp cao hơn và mang lại một cuộc sống tự do". Chỉ khi một người chịu đựng đủ kỷ luật tự giác thì người đó mới có thể tránh được sự tầm thường.
3. Nỗi khổ của sự cô đơn sẽ tích lũy sức mạnh
Nhà văn Lưu Tông (Trung Quốc) từng nói: "Cô đơn là khi một mình bạn có thể trở thành cả thế giới". Một người có thể tận hưởng sự cô độc sẽ đạt được năng lượng tốt hơn.
Wang Shu (Trung Quốc) là một kiến trúc sư nổi tiếng. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã rất thích đọc sách, vẽ tranh. Ước mơ của anh là trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên khi đăng ký dự thi đại học, bố mẹ anh cho rằng, con đường nghệ thuật khó mưu sinh nên yêu cầu anh chọn chuyên ngành Khoa học kỹ thuật.
Anh nghe theo ý kiến bố mẹ nhưng về sau, kết quả học tập không tốt. Ra trường, Wang Shu làm việc tại một công ty nhỏ nhưng thấy nhàm chán nên đã nghỉ việc.
Trong 10 năm tiếp theo, mặc dù công việc Wang Shu không liên quan đến hội họa nhưng anh chưa bao giờ ngừng suy nghĩ về ước mơ thuở nhỏ của mình. Anh thích đọc sách, uống trà, đi dạo quanh các con phố và vẽ tranh.
Không chỉ vậy, anh còn dành thời gian tới các công trường, quan sát tỉ mỉ từng viên gạch, bức tường, khung cảnh thiên nhiên xung quanh để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn. Đặc biệt, anh đã tự biến căn hộ của mình thành một khu vườn nhỏ xinh xắn.
Việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu lâu dài đã thay đổi những quan niệm cũ của Wang Shu và giúp anh hình thành nên phong cách kiến trúc độc đáo. Cuối cùng, anh nhận được giải thưởng Pritzker – Giải thưởng cao nhất về Kiến trúc, đồng thời là người Trung Quốc đầu tiên giành được giải thưởng này.
Khi được phóng viên hỏi về bí quyết thành công, Wang Shu xúc động trả lời: "Tôi muốn cảm ơn những năm tháng cô đơn đó".
Còn nhà văn Ninh Viễn (Trung Quốc) từng chia sẻ: "Việc một người làm việc trong lúc cô đơn sẽ quyết định sự khác biệt căn bản giữa người đó và người khác". Chỉ khi chịu đựng đủ nỗi cô đơn, bạn mới có thể đạt được phiên bản tốt hơn của chính mình.
4. Nỗi khổ của sự tổn thương để khiến trái tim thêm mạnh mẽ
Tiểu Trương (Trung Quốc) là một nhân viên bán hàng, anh thường rơi vào trạng thái hồi hộp khi đi gặp khách hàng. Đối mặt với những khách hàng xa lạ, anh không dám nhìn thẳng vào mặt họ, thậm chí nói lắp bắp không thành câu. Còn lòng bàn tay và áo sơ mi của anh ướt đẫm mồ hôi. Dĩ nhiên là kết quả của cuộc đàm phán thất bại.
Sau này, Tiểu Trương hỏi ý kiến đồng nghiệp của mình về những mẹo bán hàng. Anh nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa bản thân và đồng nghiệp là khi giao tiếp với khách hàng, anh trở nên ngại ngùng, tự ti, lo sợ làm tổn hại lòng tự trọng.
Hóa ra, việc quá quan tâm đến thể diện và không bày tỏ tốt những yêu cầu của mình chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Tiểu Trương.
Sau khi tìm ra mấu chốt, Tiểu Trương nhiều dặn bản thân mỗi khi đối diện với khách hàng: "Không có gì phải xấu hổ cả. Dù có thất bại, tôi cũng sẽ không mất gì". Nhờ bí quyết này mà Tiểu Trương đã trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất công ty, được thăng chức lên Trưởng phòng kinh doanh.
Có một câu nói này trong "Reply 1988": "Con người thực sự trở nên mạnh mẽ hơn không phải khi họ bảo vệ lòng tự trọng của mình mà là khi họ gạt bỏ lòng tự trọng đúng lúc".
Con người càng kém cỏi thì lòng tự trọng của họ càng mạnh mẽ. Người thật sự trưởng thành mới dám buông bỏ sĩ diện, thoải mái sống thật. Họ hiểu rằng phẩm giá thật sự của con người đến từ một trái tim kiên cường và kiên định.
Chịu đựng gian khổ là để định hình lại chính mình. Chấp nhận đau khổ một cách thụ động giống như rắc muối vào vết thương, khiến vết thương trở nên đau đớn. Nỗi đau của sự tích cực rất thần kỳ, giống như chiếc máy đánh bóng, khiến con người trở nên tốt hơn. Vì thế, hãy để những đau khổ ý nghĩa đó trở thành nguồn năng lượng giúp thay đổi vận mệnh của bạn.
Phụ nữ số