4 loại thực phẩm nên ăn ít vào buổi tối, vừa nuôi dưỡng dạ dày vừa gia tăng tuổi thọ
Nếu ăn quá nhiều 4 loại thực phẩm sau đây vào buổi tối thì cơ quan tiêu hóa sẽ phải làm việc lâu hơn, dễ gây ảnh hưởng tới nội tiết tố theo thời gian.
- 21-03-20214 loại thực phẩm được ví như "kẻ mời gọi ung thư", ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh
- 21-03-2021TS ĐH Y Harvard: Không cần phải đi bộ 10.000 bước, cách đi ít hơn nhiều vẫn rất tốt để tăng tuổi thọ
- 21-03-2021Loại rau này bổ gấp nhiều lần củ khoai lang, được cả Liên Hiệp Quốc đề cao nhưng khi ăn có 3 điều cần đặc biệt lưu ý
1. Đồ cay
Đồ cay không phải loại thực phẩm nên ăn nhiều vào buổi tối vì nó dễ gây kích thích dạ dày. Đặc biệt, trong các món cay còn chứa nhiều sốt với những loại gia vị như ớt, tỏi, hành, mù tạt... Khi ăn vào có thể làm cơ thể bị nóng trong, dễ gây táo bón, khô miệng, đau rát lưỡi...
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các món cay vào buổi tối để bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạnh.
2. Đồ chua
Ăn ít đồ chua vào buổi tối vừa tốt cho sức khỏe lại bảo vệ dạ dày hiệu quả. Những món đồ chua như dưa muối, kim chi... dễ ẩn chứa nitrosamine (một chất gây ung thư) nên cần giảm bớt món ăn này vào buổi tối để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
3. Đồ ăn nhiều chất béo
Bữa tối nên ăn ít thức ăn có chứa nhiều chất béo để giữ gìn vóc dáng và giúp cho dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn. Những món có chứa nhiều chất béo xấu như đồ chiên rán, dầu mỡ có thể làm gia tăng hàm lượng cholesterol và axit mật trong ruột già nên không hề có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn nên hạn chế ăn ăn món này vào buổi tối để bảo vệ dạ dày tốt hơn.
4. Đồ ngọt
Bạn không nên ăn nhiều món ăn có chứa hàm lượng đường cao vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu Ý đã phát hiện ra rằng, nếu cơ thể nạp quá nhiều đồ ngọt vào bữa ăn này có thể sinh ra bệnh béo phì, làm gia tăng gánh nặng chuyển hóa của thận và không hề tốt cho sức khỏe.
Buổi tối nên ăn những món nhạt, chế biến dưới phương pháp luộc, hấp và ăn tối trước 19 giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru và gia tăng tuổi thọ lâu hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Pháp luật và Bạn đọc