4 lưu ý khi mua nhà, chuyên gia BĐS nhấn mạnh để tránh "tiền mất tật mang" vẫn không ưng ý
Nhà có thể là khoản đầu tư. Nếu kiên nhẫn, bạn có thể tạo ra lợi nhuận từ bất động sản. Song đây cũng có thể là nơi bạn sinh sống trong thời gian dài.
- 08-03-2022Từng sống ở nhà lợp dột nát, cơ ngơi hiện tại của đại gia Minh Nhựa hoành tráng cỡ nào?
- 07-03-2022Cận cảnh căn nhà trong đô thị chữa lành của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có gì mà giá từ 7 tỷ đồng, nườm nượp người mua
- 07-03-2022"Cô chiêu" 4 tuổi của tỷ phú Kylie Jenner sinh ra ngậm thìa vàng, có cuộc sống xa hoa: Đi chơi bằng máy bay 1 nghìn tỷ đồng, tủ đồ hàng hiệu tương đương cả căn nhà
Mua nhà là quyết định quan trọng. Đồng thời việc tìm ra ngôi nhà phù hợp đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
Theo Ricardo Rodriguez, đại lý bất động sản tại Boston ở Mỹ, trước khi mua nhà, bạn nên trả lời được 4 câu hỏi này. Chúng giúp bạn tính toán kỹ hơn về kế hoạch mua sắm lớn này.
Bạn đã sẵn sàng về tài chính cho việc mua nhà?
Ricardo Rodriguez giải thích điều quan trọng nhất đối với người mua nhà lần đầu là sự sẵn sàng về tài chính. "Bạn không chỉ cần tiền để mua nhà. Bạn cần hiểu những tác động tài chính của việc sở hữu một ngôi nhà", ông nói.
Mọi thứ ngày nay đều đắt hơn, từ thuế bất động sản, bảo hiểm chủ nhà, tiện ích cho đến các dịch vụ "chăm sóc" nhà và bất kỳ cải tạo nào bạn muốn thực hiện.
Bên cạnh đó, bạn cần ước tính chi phí trung bình cho các hoá đơn điện nước để đảm bảo bạn có thể đủ khả năng sống.
Bạn không nên lãng phí thời gian để xem xét những ngôi nhà mà chưa tìm hiểu trước.
Theo Ricardo Rodriguez, luôn có thứ "lớn, tốt và đẹp hơn" khiến bạn dễ bị cám dỗ. Những thứ hào nhoáng đó có thể nằm ngoài tầm với về kinh tế và có thể đòi hỏi bạn phải hy sinh những điều khác để chi trả, bất kể du lịch hay thời trang hàng hiệu.
Do vậy trước khi quyết định mua nhà, bạn cần cân nhắc về nguồn lực tài chính.
Bạn muốn sống như thế nào?
Cạm bẫy phổ biến mà Ricardo Rodriguez thường thấy là người mua di cư từ thành phố đến nông thôn hoặc ngoại ô mà không quan tâm đến các khu vực xung quanh nhà như phòng gym, cửa hàng tiện lợi…
Việc phòng tập, các cửa hàng, thợ sửa xe hay trạm xăng ở quá xa có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian di chuyển, phần nào khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, có những người mua "chốt" căn nhà chỉ vì một số tính năng nhất định, chẳng hạn như dãy tủ bếp sang trọng…, nhưng bỏ qua những chi tiết khác của tổng thể ngôi nhà. Đây là cạm bẫy mà nhiều người mắc phải.
"Hãy nắm bắt và hiểu rõ về loại trải nghiệm bạn muốn có với tư cách là chủ nhà", đại lý bất động sản chia sẻ thêm.
Bạn đã thực sự nghiên cứu ngôi nhà chưa?
Đại dịch Covid-19 diễn ra khiến nhiều người phải di chuyển chỗ ở, từ thành phố này sang thành phố khác hoặc đến những nơi họ chưa bao giờ nghĩ đến.
Theo một cuộc khảo sát của Opendoor do Wakefield Research thực hiện, 35% người lần đầu tiên mua mong muốn họ có thể nghiên cứu thêm về ngôi nhà. "Hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét mọi thứ để nắm rõ về khu dân cư cũng như những điều cần lưu ý khi tham quan ngôi nhà", nhà môi giới Beatrice de Jong cho biết.
Nhà được bán vì nhiều lý do. Bạn không nên ngần ngại hỏi chủ nhà điều này, giúp bạn quyết định xem ngôi nhà có phù hợp với bản thân không và thương lượng giá cả tốt hơn.
Ở góc độ đàm phán, nếu người bán muốn bán tài sản nhanh chóng, có khả năng họ chấp nhận thương lượng giá thấp hơn. Mặt khác, nếu chủ sở hữu bán vì họ phát hiện nhà có vấn đề, điều này có thể giúp người mua cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Bạn nên tìm hiểu thêm về các vấn đề khác, ví dụ như ẩm mốc, có nằm trong vùng dễ bị lụt nước không, hàng xóm là người như thế nào…
Người mua có thể yêu cầu cung cấp biểu mẫu tiết lộ bất kỳ khiếm khuyết nào về ngôi nhà. Song những gì chủ sở hữu không tiết lộ và bạn không biết có thể dẫn đến những vấn đề lớn sau này. Đó là lý do bạn nên nhờ nhân viên chuyên nghiệp kiểm tra nhà ngay sau khi hợp đồng mua bán được ký kết.
Chủ sở hữu có bán đồ nội thất đi kèm hay không?
Cho dù là rèm cửa hay tủ lạnh, bạn nên hỏi chủ sở hữu những món đồ họ sẽ bán cùng căn nhà. Một số người có quan điểm "nhà mới, đồ mới". Vì vậy họ có nhu cầu bán đồ dùng ở căn nhà cũ. Trong khi đó, người mua có thể cần dùng đến chúng.
Việc nắm bắt được tuổi thọ của đồ gia dụng, nội thất trong nhà còn giúp bạn dự kiến chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
Bạn xác nhận cụ thể với chủ sở hữu và đảm bảo rằng mọi thứ được thể hiện rõ ràng trên bản hợp đồng mua bán.
Theo Architectural Digest