4 lưu ý khi uống nước để không làm thận của bạn gặp rắc rối: Người bệnh thận cần cảnh giác
Nếu bạn có vấn đề về thận, cần phải đặc biệt chú ý khi uống nước. Vì uống không đúng cách có thể làm cho sức khỏe của thận trở nên nặng nề hơn.
- 30-12-2020Đường là kẻ thủ số 1 của sức khỏe: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã nạp quá nhiều “sự ngọt ngào” mang mầm bệnh tật vào người
- 29-12-2020Phổi là "lá chắn" của sức khỏe, đây là 3 bài tập bảo vệ phổi được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích, luyện tập mỗi ngày thì không lo ốm
- 27-12-2020Thành công không đến với những kẻ luôn muốn “ngủ nướng: Người dậy sớm để hưởng đủ lợi ích về sức khỏe đến công việc, tâm trí không vội vã, tỉnh táo trong mọi quyết định
- 22-12-2020Quan niệm “tuyệt đối không nên ăn đêm” liệu có hoàn toàn đúng? Bạn cần lưu ý điều gì đễ bữa ăn khuya có lợi cho sức khỏe
Nước là nguồn gốc của sự sống, hơn 98% tế bào trong cơ thể là nước, một khi bị mất nước, thì nước và điện giải trong cơ thể sẽ bị rối loạn, gây ra những tổn thương nhất định cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết, nhất là đối với những người có chức năng thận kém.
Do vậy, việc đơn giản như uống nước cũng cần có kiến thức đúng đắn để không gây hại cho sức khỏe.
Người bệnh thận uống nước cần lưu ý những vấn đề gì?
1. Không uống quá ít nước
Một số người lo lắng rằng uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận nên đã có suy nghĩ áp dụng nguyên tắc uống ít nước hơn.
Thận có khả năng bài tiết chất độc nhưng chỉ khi cơ thể đủ nước thì mới có tác dụng đào thải chất cặn bã và chất độc ra ngoài theo đường nước tiểu, nếu uống quá ít nước thì nước tiểu sẽ cô đặc làm tăng vi khuẩn và các chất độc hại trong nước tiểu. Từ đó dễ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu và sỏi thận.
Người bệnh không nên hạn chế tuyệt đối lượng nước uống mà nên theo nguyên tắc uống ít, nhiều lần, nếu có biểu hiện vô niệu rõ ràng hoặc cơ thể phù nề thì cần uống nước theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chúng ta cũng mất nước khi đổ mồ hôi hoặc thở, đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bạn có thể uống 150ml nước mỗi giờ.
2. Cần phải uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau một đêm hít thở và đổ mồ hôi qua da sẽ lấy đi một phần nước của cơ thể. Buổi sáng thức dậy cơ thể sẽ bị mất nước và máu đặc hơn. Uống một cốc nước lúc này không chỉ làm loãng máu mà còn bổ sung những gì cơ thể cần.
Ngoài ra, chúng ta không nên quá tin vào tác dụng về một loại nước chức năng nào đó được quảng cáo, chỉ cần đảm bảo nước sạch, hợp vệ sinh là có thể uống được.
3. Nước uống có ga không được dùng thay cho nước thường
Nước đun sôi thông thường là tốt cho sức khỏe nhất, không thể dùng các loại nước uống như nước ngọt hay nước trái cây thay cho nước lọc, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh gút, đồng thời gây ra những tổn thương nhất định cho thận.
Ngoài ra, bạn không nên nhịn uống nước, số lượng 8 ly nước mỗi ngày là lượng khuyến cáo, nếu mùa hè mất nhiều nước, sốt cao, tiêu chảy thì nên bổ sung thêm nước hơn so với thường ngày.
4. Không thêm thuốc bắc vào nước một cách tùy tiện
Nhiều người chọn cách dùng một số loại thuốc bắc để đun sôi hoặc pha nước như trà để thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè. Nhưng dù là thuốc bắc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải qua thận chuyển hóa nên sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho thận.
Nếu muốn bổ sung thuốc nam, thuốc bắc, phải chọn những loại thuốc vô hại cho thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh thận phải cảnh giác khi uống nước, ngoài ra không nên uống nước gọi là "nước tự nhiên" trong các khu thắng cảnh, do không được chế biến và chủ yếu khử trùng thủ công nên không thể sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh, có thể làm tăng nhiễm trùng thận.
Để kiểm soát lượng muối ăn vào mỗi ngày, nên đo lường lượng muối không được quá 6 gam.
Ngoài ra, chúng ta phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách cân đối, duy trì một thời gian biểu đều đặn, bỏ thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu, thường xuyên theo dõi huyết áp và mỡ máu là những điều bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc có vấn đề về thận nên làm.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Tổ quốc