4 món đồ có trong mọi gia đình: Công dụng tuyệt vời nhưng bẩn "chấn động", tôi khuyên bạn nên lau chùi ngay!
4 đồ vật này thực sự rất bẩn, bạn nên vệ sinh ngay kẻo rước bệnh vào người.
- 29-08-2024Nếu chưa giàu bạn đừng mua 3 món đồ điện này quá đắt, chọn đắt không bằng chọn đúng
- 24-08-20247 món đồ điện bị coi là lãng phí nhất trong các gia đình Trung Quốc, nhà bạn có mấy thứ?
- 27-07-2024Những món đồ từng là hot trend một thời ai cũng muốn có, giờ có cho cũng không ai thèm, tiệm đồ cũ còn chê
Có những thiết bị/đồ gia dụng là những item không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vốn tưởng chúng tiện lợi và sạch sẽ nên nhiều người quên lau chùi thường xuyên, đến khi dọn dẹp mới tá hoả nhận ra: chúng bẩn ngoài sức tưởng tượng!
Điển hình là 4 món đồ sau đây.
1. Vòi hoa sen
Vòi hoa sen là thiết bị quen thuộc trong mỗi gia đình. Ngỡ tưởng nơi "cấp nước" để tắm rửa sinh hoạt mỗi ngày phải vô cùng sạch sẽ, nào ngờ đâu đây lại là thiết bị rất dễ dính bẩn.
Dưới đây là chiếc vòi hoa sen tôi mới sử dụng được nửa năm, thỉnh thoảng khi dùng, tôi luôn cảm thấy có 1 số lỗ thoát nước bị tắc. Vốn định mở vòi ra để lau chùi cho sạch sẽ, nhưng thú thật là tôi hoàn toàn bất ngờ vì không nghĩ rằng chúng lại bẩn đến thế.
Ngay khi tôi vừa mở nắp, cặn và nước đen đã chảy ra. Bộ lọc ban đầu màu trắng nhưng bây giờ đã chuyển sang màu đen lòm, hơn nữa, các bề mặt của bộ lọc bên trong cũng bị vấy bẩn bởi những cặn màu vàng. Thực sự khi thấy nhìn hình ảnh này, tôi cảm thấy rất sốc.
Lời khuyên chân thành của tôi đó là bạn hãy vệ sinh thường xuyên đầu vòi hoa sen trong phòng tắm. Nếu bị bám bụi bẩn quá lâu, nước chảy ở vòi sẽ yếu đi, tệ hơn là cặn bẩn và vi khuẩn sẽ theo đó mà tiếp xúc trực tiếp với da, gây nên các hiện tượng dị ứng, nhiễm trùng...
Mẹo vệ sinh vòi hoa sen:
Bạn hãy pha loãng giấm trắng với nước nóng, sau đó cho đầu vòi hoa sen vào ngâm khoảng nửa ngày. Trong quá trình ngâm nếu nước nguội đi, bạn có thể đổ thêm nước nóng hoặc ngâm sang chậu khác, kết hợp dùng bàn chải đánh răng để chải sạch cặn bẩn.
Khi sử dụng lâu ngày, vòi hoa sen thường bị đọng vết nước trên phần thép không gỉ. Điều này tuy chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhưng cách xử lý khá đơn giản, bạn có thể áp dụng để không gian sống thêm sạch sẽ, đẹp mắt. Chỉ cần chuẩn bị miếng mút bọt biển nano và bất kỳ chất tẩy rửa an toàn nào mà nhà bạn đang có, sau đó lau chùi và chúng sẽ trông mới toanh!
2. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một trong những thiết bị gia dụng mà mọi người thường vô tình bỏ quên khi dọn dẹp nhà cửa. Trên thực tế, nấm mốc có thể sinh sôi nhanh chóng trên các gioăng cao su, ngăn kéo hay thậm chí là mọi ngóc ngách của tủ lạnh.
Từ trú ngụ trên bề mặt, vi khuẩn nấm mốc sẽ bắt đầu lây lan sang thực phẩm. Thức ăn được lưu trữ trong tủ sẽ xuất hiện mùi hôi, nhanh hỏng, dễ thối rữa, gây ra nhiều nguy hại cho sức khoẻ gia đình.
Mẹo vệ sinh tủ lạnh:
Tôi muốn nhắc bạn rằng, điều quan trọng cần nhớ khi lau chùi và vệ sinh tủ lạnh đó là rút/tắt nguồn điện. Sau đó bạn hãy dùng nước sạch kết hợp nước rửa chén và bỏ thêm 1 chút baking soda, đảm bảo hiệu quả làm sạch sẽ được tăng lên đáng kể. Bạn chỉ cần lau sạch từ bên trong ra bên ngoài mặt tủ. Các khu vực như ngăn kéo và vách ngăn thì nên lấy ra để rửa sạch và phơi khô.
Đối với dải niêm phong tủ lạnh, bạn cũng làm điều tương tự đó là lấy chúng ra và ngâm trong nước để khử trùng, sau đó dùng thêm bàn chải đánh răng để làm sạch hoàn toàn ở các khe hở. Với loạt thao tác này, tủ lạnh nhà bạn không chỉ sạch như mới mà còn hạn chế tối đa sự xuất hiện của nấm mốc gây bệnh.
3. Máy giặt
Nhiệm vụ của máy giặt là để làm sạch quần áo nhưng bản thân chiếc máy giặt có sạch không thì ... chưa chắc! Sự thật phũ phàng mà bạn nên biết đó là lượng vi khuẩn bên trong chiếc máy giặt lâu ngày không được vệ sinh cao hơn rất nhiều so với lượng vi khuẩn trong bồn cầu.
Môi trường của máy giặt luôn ẩm ướt nên càng dễ tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Trong quá trình giặt giũ, những tác nhân gây bệnh này sẽ bám vào quần áo và vải vóc, nguyên nhân sinh bệnh là đây chứ đâu!
Lời khuyên khi vệ sinh máy giặt:
Có thể dùng baking soda và giấm để làm sạch máy giặt. Bạn hãy đổ khoảng 200ml giấm vào chậu nước và cho khăn vào để ngâm. Sau đó dùng luôn chiếc khăn ẩm này để lau chùi toàn bộ bề mặt máy giặt.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, bạn tiếp tục đổ nước và baking soda vào máy giặt, để máy chạy trong 5 phút và ngâm trong 2 giờ. Bằng cách này, bụi bẩn và nấm mốc bên trong máy giặt sẽ được "tống khứ" ra ngoài, giúp máy giặt không chỉ sạch mà còn tăng tuổi thọ sử dụng.
4. Thớt gỗ nấu ăn
Thớt gỗ là món đồ rất dễ phát triển nấm mốc nên cần được thay thế hàng năm và vệ sinh kỹ lưỡng hàng ngày. Trong quá trình nấu nướng, cặn thức ăn dư thừa sẽ đọng lại và bám trụ trên bề mặt thớt, ở những nơi mà mắt thường khó nhìn thấy. Từ đó làm sản sinh ra thành phần aflatoxin có thể gây nên bệnh ung thư, vô cùng nguy hại cho sức khoẻ.
Mẹo vệ sinh thớt gỗ:
Muốn làm sạch thớt gỗ, đầu tiên bạn hãy rắc muối lên thớt và chà xát mạnh. Sau đó rắc thêm baking soda để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, cuối cùng là theo là đổ một ít giấm trắng để khử trùng hoàn toàn.
Khi thao tác xong những bước này, bạn hãy giữ yên thớt trong vòng 10 phút rồi mới rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số