4 nhân vật chuyển khó khăn thành cơ hội trong năm 2020
Không chỉ người dân mà các công ty phát triển vắc xin cũng được hưởng lợi. Carl Hansen, CEO công ty công nghệ sinh học Canada AbCellera, hiện có tài sản trị giá 2,9 tỷ USD sau khi công ty của ông xuất hiện trên sàn chứng khoán vào ngày 11/12. Ngay cả những công ty làm việc “đằng sau hậu trường” để giúp các công ty lớn hơn thử nghiệm các loại thuốc và thiết bị mới cũng đã chứng kiến giá cổ phiếu của họ đạt mức cao mới. August Troendle, người sáng lập và CEO của công ty nghiên cứu Medpace, hiện có tài sản trị giá 1,3 tỷ USD nhờ cổ phiếu của công ty tăng gần 70% kể từ đầu năm 2020.
- 01-01-2021Từ chàng sinh viên mua ngôi nhà đầu tiên bằng học bổng đến tỷ phú ở tuổi 37
- 31-12-2020Soán ngôi 'ông trùm' Ấn Độ, tỷ phú nước đóng chai Trung Quốc chính thức trở thành người giàu nhất châu Á
- 29-12-2020Bán giấc mơ lấy 27 tỷ USD, tỷ phú giàu nhất châu Á đứng trước cuộc đại tu đế chế của gia tộc
- 27-12-2020Người đàn ông 40 tuổi trở thành tỷ phú đôla nhờ mang Red Bull về bán ở quê nhà
- 25-12-2020Giới tỷ phú 2020: Niềm vui đại thắng giữa năm đại dịch của Elon Musk và Jeff Bezos
Các tỷ phú mới đến từ 11 quốc gia khác nhau, nhưng phần lớn sống ở Trung Quốc, nơi virus corona được phát hiện đầu tiên và hiện là quê hương của gần 30 tỷ phú mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đứng đầu trong số đó là Hu Kun, chủ tịch công ty sản xuất thiết bị y tế Contec Medical Systems. Cổ phiếu của Contec đã tăng gần 150% kể từ khi IPO nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ ở nước ngoài, từ các sản phẩm từ máy đo nồng độ oxy trong máu đến các thiết bị dùng để kiểm tra tình trạng phổi, tất cả đều trở nên cần thiết hơn khi Covid-19 có mặt khắp toàn cầu.
Dưới đây là 4 tỷ phú mới đáng chú ý nhất có liên quan đến cuộc chiến chống lại đại dịch:
Uur Şahin
Giá trị tài sản ròng: 4,2 tỷ USD
Quốc tịch: Đức
Nguồn mang lại tài sản: BioNTech
Vị bác sĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ này đồng sáng lập BioNTech tại thành phố Mainz của Đức vào năm 2008 cùng với vợ mình là Özlem Türeci, người hiện giữ vai trò Giám đốc y tế của công ty. Ông sở hữu khoảng 17% cổ phần của công ty. Cổ phiếu của BioNTech đã tăng 160% kể từ tháng Giêng nhờ hợp tác với Pfizer phát triển thành công vắc-xin Covid-19, được FDA Hoa Kỳ tuyên bố là có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19. Những liều đầu tiên đã được triển khai tại Vương quốc Anh vào ngày 08/12 và ở Hoa Kỳ vào ngày 14/12, với nhiều liều hơn dành riêng cho Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Canada, cùng những nước khác. Trước khi thành lập BioNTech, Şahin và Türeci thành lập công ty sinh học Ganymed Pharmaceuticals vào năm 2001, và bán nó cho Astellas Pharma với giá khoảng 460 triệu USD vào năm 2016.
Stéphane Bancel
Giá trị tài sản ròng: 4,1 tỷ USD
Quốc tịch: Pháp
Nguồn mang lại tài sản: Moderna
Bancel, một công dân Pháp, trở thành CEO Moderna (có trụ sở tại Massachusetts) vào năm 2011 sau khi rời công việc trước đó là CEO của công ty chẩn đoán BioMérieux của Pháp. Ông sở hữu khoảng 6% cổ phần của Moderna, giảm nhẹ so với khoảng 9% khi ông lần đầu tiên trở thành tỷ phú vào tháng 3, sau khi bán hơn một triệu cổ phiếu khi cổ phiếu của công ty tăng hơn 550% kể từ đầu năm. Vào ngày 18/12, vắc xin Covid-19 của Moderna - với hiệu quả được báo cáo là 95% - là loại vắc xin thứ hai được các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ chấp thuận sau vắc xin của Pfizer-BioNTech. Những liều đầu tiên sẽ được triển khai ở Hoa Kỳ, nơi đã đặt hàng 200 triệu liều và dự phòng thêm 300 triệu liều.
Timothy Springer
Giá trị tài sản ròng: 2 tỷ USD
Quốc tịch: Hoa Kỳ
Nguồn mang lại tài sản: Moderna
Là một nhà miễn dịch học, giáo sư hóa sinh học và dược lý học phân tử tại Đại học Harvard, Springer đầu tư rất sớm vào Moderna (năm 2010) khi rót khoảng 5 triệu USD vào công ty còn non trẻ vào thời điểm đó. Một thập niên sau, 3,5% cổ phần của ông hiện trị giá khoảng 1,6 tỷ USD. Springer là một nhà đầu tư tích cực vào công nghệ sinh học, với cổ phần nhỏ hơn ở Scholar Rock và Morphic Therapy, các công ty được phát triển từ công trình nghiên cứu của ông với các sinh viên theo học chương trình sau tiến sĩ từ phòng thí nghiệm của ông tại Harvard. Ông kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên vào năm 1999 khi bán LeukoSite, một công ty công nghệ sinh học do ông thành lập năm 1993 và niêm yết trên sàn chứng khoán 5 năm sau đó, cho Millennium Therapeutics với giá 635 triệu USD.
Robert Langer
Giá trị tài sản ròng: 1,5 tỷ USD
Quốc tịch: Hoa Kỳ
Nguồn mang lại tài sản: Moderna
Được biết đến với biệt danh "Edison của ngành y" nhờ công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh, Langer là giáo sư kỹ thuật hóa học tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ông là nhà đầu tư rất sớm tại Moderna – công ty nằm ngay đối diện văn phòng của ông ở Cambridge - và chưa bao giờ bán một cổ phiếu nào của công ty này. 3% cổ phần của ông hiện trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Ông cũng sở hữu những cổ phần trong các startup công nghệ sinh học SQZ Biotechnologies và Frequency Therapeutics. Cả hai startup này đều được thành lập bởi các sinh viên đang theo học chương trình sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của ông và bản thân ông hiện nắm giữ hơn 1.400 bằng sáng chế đã được cấp phép hơn 400 lần cho các công ty dược phẩm và y tế.
Tham khảo: Forbes