4 quy tắc vàng trong quản lý tiền bạc
Nếu tuân theo những nguyên tắc quản lý thông minh này, bạn không cần lo đến những cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân.
- 18-09-2022Gia tộc giàu thứ 3 thế giới nhờ kinh doanh kẹo nhưng vô cùng kín tiếng: Có người sống trong chung cư rẻ tiền, tránh xa sự chú ý của công chúng
- 14-09-2022Khám phá khách sạn 5 sao dưới đáy biển, giá lên tới 150.000 USD/đêm
- 12-09-202210 mẫu xe "siêu chất" tạo nên danh tiếng Lamborghini: Không hổ danh là niềm ước mơ của mọi tay lái trên thế giới
Tiền tiết kiệm và đầu tư nên tách biệt
Trong một số cuộc trò chuyện về tài chính, hai từ "tiết kiệm" và "đầu tư" đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Một đặc điểm chung của tiết kiệm và đầu tư là tầm quan trọng hàng đầu của chúng trong cuộc sống. Thực tế, chúng là những thứ khác nhau hoàn toàn, mang những mục đích và đóng vai trò khác nhau trong chiến lược tài chính.
Tiết kiệm là quá tình cất giữ tiền cho khoản chi phí hoặc nhu cầu trong tương lai bằng cách gửi tiền vào ngân hàng. Tiền tiết kiệm là ngắn hạn và được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp và mua sắm, có thể được tiêu dùng mà không cần nghiên cứu nhiều.
Trong khi đó, tiền đầu tư là quá trình sử dụng tiền để mua các tài sản có giá trị theo thời gian và mang lại lợi nhuận cao, nhưng bạn cũng cần chấp nhận có nhiều rủi ro. Các khoản đầu tư được thực hiện để đạt được những mục tiêu lớn hơn như xây dựng tài sản, mua nhà... Chúng thường đòi hỏi những cam kết dài hạn và nghiên cứu thị trường.
Các chuyên gia tài chính cho rằng nên có ít nhất một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng đủ để trang trải mọi chi phí trong vòng 3-6 tháng. Nếu số tiền tiết kiệm vượt quá giới hạn này, bạn nên cân nhắc chuyển sang đầu tư.
Ảnh minh họa: The Money Club.
Đầu tư để đạt mục tiêu dài hạn
Có hai cách để kiếm tiền trong thế giới hiện đại của chúng ta. Cách đầu tiên là kiếm thu nhập, bằng cách làm việc cho chính mình hoặc người khác. Cách thứ hai là đầu tư tài sản để chúng tăng giá trị theo thời gian. Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu, bất động sản, doanh nghiệp… với mục tiêu là tạo ra tiền.
Đặc biệt, nếu bạn muốn xây dựng sự giàu có, đầu tư sẽ giúp bạn đạt điều đó với kế hoạch đầu tư phù hợp với bản thân và mục tiêu. Khi ổn định tài chính, bạn có thể theo đuổi lối sống bạn mong muốn.
Bên cạnh đó, sự giàu có bạn truyền cho thế hệ tiếp theo có thể có tác động sâu sắc đến những người thừa kế của bạn. Chẳng hạn mang lại cơ hội giáo dục, vốn để bắt đầu kinh doanh hoặc hỗ trợ tài chính cho con cháu…
Đồng thời, bạn có thể sử dụng sự giàu có để tác động đến thế giới một cách có ý nghĩa, như tạo ra sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.
Ảnh minh họa: Forbes.
Quản lý tài chính càng sớm càng tốt
Có thể số tiền dùng để đầu tư không lớn, việc đầu tư sớm có thể tạo ra hiệu quả lợi nhuận lớn hơn, về lâu dài sẽ có kết quả đáng kể. Bạn biết cách quản lý tiền bạc càng sớm, cơ hội thành công tài chính càng cao.
Khi nắm chắc kiến thức về tài chính cá nhân và kỹ năng quản lý tiền bạc, bạn có tự tin hơn khi đối mặt với những thách thức tài chính. Ngoài ra, việc có kế hoạch thu chi rõ ràng giúp bạn xác định được khoản chi tiêu hợp lý và cần thiết, tiết kiệm tiền cho tương lai và đầu tư đúng mức. Quản lý tài chính giúp biết được khoản chi nào cần xử lý trước và khoản nào sau. Bạn sẽ thanh toán hóa đơn, tiết kiệm và đầu tư hàng tháng một cách hiệu quả.
Ảnh minh họa: Best Life.
Gửi tiết kiệm hoặc đầu tư tự động
Có thể nhiều người đã biết một trong những nguyên tắc cơ bản của tài chính cá nhân là "hãy trả tiền cho mình trước". Tuy nhiên, các khoản nợ hay hóa đơn hàng tháng đã "nuốt" hết tiền ngay khi họ vừa nhận lương.
Với kế hoạch tiết kiệm hoặc đầu tư tự động, bạn thực sự đặt việc "trả tiền cho mình trước" lên đầu. Khi vừa nhận lương, bạn tự động chuyển số tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư hàng tháng. Việc làm này nhằm tránh những "sự cám dỗ" chi tiêu, mua sắm không cần thiết.
Sau khi thực hiện giao dịch tự động này, bạn có thể sử dụng số tiền còn lại để thanh toán các hóa đơn và chi tiêu theo nhu cầu. Như lời tỷ phú Warren Buffett từng nói, "Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi tiêu, hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm".
(Theo Aboluowang)
Phụ nữ Việt Nam