4 sự sợ hãi đầy kém cỏi này chính là nguyên nhân trì hoãn thành công của bạn
Muốn đối mặt với mọi thử thách trên thương trường, bạn cần phải biết rõ điểm yếu của bản thân. Điều gì đang khiến bạn cảm thấy e ngại, sợ hãi mà có thể chính bản thân bạn cũng không hề biết?
- 31-03-2017Cách đơn giản để "luyện não" mỗi ngày giúp bạn trở nên thông minh hơn
- 31-03-2017"Nhà mình có giàu không bố?" Và câu trả lời có thể quyết định cả cuộc đời đứa trẻ!
- 31-03-2017Để thể hiện vị trí và đẳng cấp, các CEO hàng đầu thế giới lựa chọn đồng hồ như thế nào?
1. Sợ thay đổi
Những người có suy nghĩ bảo thủ và “rập khuôn” luôn sợ phải thay đổi. Họ sợ bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ không mang lại kết quả không như mong muốn. Họ e ngại tương lai sẽ không được tốt đẹp như hiện tại một khi họ thay đổi. Những nghi ngờ và lo lắng đó là hoàn toàn tự nhiên nhưng lại khiến họ thu mình vào “vỏ ốc” không thể phát huy hết khả năng của bản thân.
Nếu có tư duy đúng đắn thì mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ đem lại kết quả khác biệt. Larry Kim, nhà sáng lập công ty chuyên quản lý phần mềm tiếp thị Wordstream từng viết: “Tất cả doanh nhân cần phải vượt qua nỗi sợ hãi này thì mới có thể đưa ra quyết định quan đúng đắn, kịp thời”.
Hay như Shannon Kalayanamitr, nhà đồng sáng lập trang thương mại điện tử Orami cũng chia sẻ bản thân bà rất hoan nghênh sự thay đổi. Bởi vì bà coi đó là tiền đề cho mọi sự phát triển và tiến bước về phía trước mà một người thành công cần phải trải qua.
2. Sợ thất bại
Ở hầu hết các nước Châu Á, người ta coi thất bại là một việc vô cùng tồi tệ. Tuy nhiên, nên nhớ đến câu nói “thất bại là mẹ của thành công”. Giải quyết những công việc mang tính rủi ro cao thường xảy ra thất bại nhưng nếu lựa chọn thực hiện theo giải pháp an toàn thì cũng sẽ không bao giờ có được đột phá trong sự nghiệp.
Đừng để sự sợ hãi và thất bại cản bước trên con đường của bạn. Thất bại đem đến cơ hội để hoàn thiện khả năng của bản thân hơn.
Minh chứng điển hình là bà Kalayanamitr đã nhiều lần thất bại trong cuộc sống nhưng chẳng phải vẫn nằm trong top nữ doanh nhân quyền lực, người nắm giữ trang mua sắm trực tuyến lớn nhất nhì ở Đông Nam Á?
3. Sợ bị phát hiện
Có một hội chứng được gọi là hội chứng mạo danh. Đó là khi những cá nhân đạt được thành tích cao nhưng họ không nhận ra điều đó. Hoặc nói một cách chính xác hơn, họ thuộc nhóm người không thích người khác biết được sự tồn tại hay tài năng thật sự của bản thân. Họ không thích thể hiện bản thân mà chấp nhận lối sống giấu mình triệt để.
Những người có xu hướng sợ bị phát hiện thường là những người sống nội tâm, lối suy nghĩa của họ đi theo một chiều hoàn toàn khác. Sự sợ hãi này có thể không ảnh hưởng nhiều đến tài năng và trí tuệ của họ nhưng sẽ là nguyên nhân tác động đến sự tương tác xã hội cũng như sự tự tin khẳng định bản thân.
4. Sợ sai
Ba sai lầm cơ bản giết chết sự nghiệp của một doanh nhân đó là sai về sản phẩm, đối tượng mục tiêu và chiến lược tiếp cận thị trường. Chỉ cần sai lầm ở một bước thì cả quá trình sẽ thất bại ngay lập tức.
Tuy nhiên, sai sót là điều có thể chấp nhận được đối với những ngày đầu tiên bước chân vào con đường khởi nghiệp. Đừng sợ mắc phải sai lầm mà hãy tự tin làm những điều bản thân đã quyết định. Bởi vì, cho dù thành công hay thất bại thì bạn cũng sẽ không hối tiếc mà bù lại còn có thể học hỏi được rất nhiều bài học để hoàn thiện và phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai.