MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

40 tuổi 'máu đặc' như cháo, bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cần thanh lọc sớm

20-09-2022 - 05:40 AM | Sống

40 tuổi 'máu đặc' như cháo, bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cần thanh lọc sớm

Nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường thường tăng gấp 2-4 lần so với người bình thường. Nếu bỏ qua các dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng báo động lúc nào không hay.

Theo Sohu, một người đàn ông họ Diệp, năm nay chưa đầy 40 tuổi, đã phải nhập viện khẩn cấp trong đêm vì tình trạng nhồi máu cơ tim. Anh làm công việc lập trình viên trong một công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Trong lần xét nghiệm máu từ hai năm trước, mức đường huyết lúc đói của anh ấy đã cao tới 13 mmol/L. Bác sĩ đã cảnh báo anh về nguy cơ tiểu đường, yêu cầu đi khám kỹ càng hơn và phải bắt đầu kiểm soát chế độ ăn uống trong cuộc sống. 

Tuy nhiên, vì quá bận rộn với công việc, anh Diệp dần dần xao nhãng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thói quen sinh hoạt của anh cũng trở nên tồi tệ hơn vào mỗi dịp tăng ca, chạy deadline, chẳng hạn như thường xuyên thức khuya và lạm dụng cà phê. Theo thời gian, điều đó khiến lượng đường trong máu liên tục tăng vọt, kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu dễ bị tổn thương. 

Kèm theo đó là hiện tượng tăng đông do rối loạn các yếu tố tham gia quá trình đông máu, dẫn đến hậu quả cuối cùng là hình thành cục huyết khối gây tắc mạch vành, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

Cẩn trọng trước 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, mất kiểm soát

Trên thực tế, trước khi gặp biến chứng nhồi máu não, trên cơ thể anh Diệp đã xuất hiện rất nhiều triệu chứng nhưng thường bị bỏ qua. Đó là lý do mọi người cần hết sức lưu  ý về những thay đổi bất thường của cơ thể, đặc biệt là 3 điều mà bác sĩ lưu ý sau đây.

1. Dễ mệt mỏi

Lượng đường trong máu tăng do mất cân bằng đường huyết, insulin hoạt động kém hiệu quả khiến người bệnh tiểu đường thường xuyên mệt mỏi. Người bệnh tiểu đường tuýp một và tuýp hai thường có các triệu chứng đi kèm với lượng đường trong máu cao như thường xuyên khát nước, đi tiểu, đói, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi…

40 tuổi máu đặc như cháo, bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cần thanh lọc sớm - Ảnh 1.

Do đó, nếu bạn cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đôi khi mất sức đến mức không thể đi lại được, hoặc chân bị bủn rủn sau khi bước vài bước lên cầu thang… thì đừng nên gắng sức quá. Hãy dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục, sau đó đi khám bác sĩ để phát hiện nguy cơ bệnh nếu có.

2. Các bệnh về mắt

Nếu lượng đường huyết của cơ thể người vượt quá chỉ số bình thường sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại, quá trình lưu thông máu lên não cũng bị cản trở. Do mạch máu ở mắt tương đối mảnh, nếu lâu ngày không được máu nuôi dưỡng đầy đủ, thần kinh thị giác sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Từ đó, người bệnh sẽ có biểu hiện mờ mắt khi nhìn vật, thậm chí có thể bị đục thủy tinh thể dù trước đó không bị.

3. Dễ đói

Đói là một trong những tình trạng bình thường của cơ thể nên hầu hết mọi người không bao giờ ngờ rằng, thường xuyên đói bụng là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. 

Nguyên nhân là do việc cơ thể không sử dụng đường một cách hợp lý, dẫn tới tình trạng dù nạp vào bao nhiêu thì lượng đường trong máu vẫn khó đi vào tế bào của con người. Nếu các tế bào không có đủ năng lượng để sử dụng, nó sẽ kích thích lên não, tạo cảm giác đói để cơ thể tiếp tục nạp thêm thực phẩm. Tình trạng này khiến đường huyết tiếp tục tăng vọt, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

40 tuổi máu đặc như cháo, bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cần thanh lọc sớm - Ảnh 2.

3 thực phẩm là “chất thanh lọc” cơ thể, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Để thay đổi tình trạng này, mọi người cần có khẩu phần và chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, lành mạnh, cũng như phù hợp với tình trạng cơ thể. Có một số thực phẩm rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, giúp thanh lọc cơ thể mà bạn có thể bổ sung hàng ngày như sau:

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi có nhiều chất xơ, có thể loại bỏ các độc tố có hại trong dạ dày và ruột, đồng thời có thể thúc đẩy nhu động ruột và tuyến tụy bài tiết, giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường.

2. Cà tím

Cà tím là loại rau có tác dụng bảo vệ mạch máu. Ăn cà tím thường xuyên có thể ngăn ngừa xuất huyết võng mạc do bệnh tiểu đường. Điều này là do trong cà tím rất giàu vitamin P (một thuật ngữ đã từng được dùng để gọi một nhóm các hợp chất thực vật mà ngày nay gọi là flavonoid). Các chất này có rất nhiều ở phần vỏ của cà tím, hàm lượng dồi dào hơn hẳn so với các loại rau củ quả thông thường.

40 tuổi máu đặc như cháo, bác sĩ chỉ ra 3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, cần thanh lọc sớm - Ảnh 3.

3. Củ sen

Củ sen có nhiều chất sắt từ củ và thân, có thể bổ sung lượng sắt thiếu hụt cho cơ thể con người. Củ sen có năng lượng thấp, ít đường, chứa nhiều chất xơ và vitamin C nên rất có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Hơn nữa, uống nước củ sen có chức năng ức chế lượng đường trong nước tiểu, thường xuyên sử dụng cũng có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát tình trạng bệnh.

*Theo Ap Network

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên