MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 bước đơn giản để tăng hiệu quả kiểm soát tài chính

11-07-2016 - 09:27 AM | Tài chính quốc tế

Lập kế hoạch thu chi hàng tuần, học hỏi kinh nghiệm từ những người hiểu biết về tài chính hay dành 20 phút mỗi tuần để đọc sách có chủ đề về tài chính cá nhân sẽ là những việc làm giúp bạn có thể kiểm soát tài chính cá nhân được tốt hơn.

Brittney Castro là người sáng lập và CEO của Financially Wise Women, một công ty tài chính có trụ sở tại Los Angeles. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, Castro nhận thức được rằng những người thành công về mặt tài chính có là người luôn dành thời gian và tâm huyết để lập ngân sách, quản lý và lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Dưới đây là 5 bước đơn giản để đạt được nền tảng tài chính cá nhân:

1. Lập kế hoạch dòng tiền thu/chi hàng tuần

Các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ mỗi tháng để quản lý và lập kế hoạch tài chính, theo một báo cáo của nhà lý luận kinh doanh Thomas Stanley. Có rất nhiều người muốn trở thành triệu phú, nhưng hầu hết trong số họ không dành thời gian và năng lượng cần thiết để biến giấc mơ thành hiện thực. Và nếu không quan tâm đến việc kiểm soát tài chính cá nhân, đó sẽ là một sai lầm.

Vì thế, bạn nên thiết lập việc thu chi trong tuần và dành ít nhất mỗi giờ mỗi tuần để đánh giá lại việc làm đó. Trong thời gian thực hiện kế hoạch, bạn nên chú ý tới ngân sách, xem lại các chi tiêu sắp tới, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản và xử lý các vấn đề cấp bách khác.

Để tránh công việc trở nên khô khan, bạn nên xem việc quản lý tiền bạc như một thú vui giống như nghe nhạc hay khiêu vũ để mang lại cảm giác thoải mái trong việc kiểm soát tài chính cá nhân. Từ đó, bạn mới có cảm hứng để thực hiện công việc này lâu dài.

2. Dành 20 phút mỗi tuần đọc sách tài chính cá nhân

Đừng cố gắng tìm hiểu tất cả những nội dung về tài chính cá nhân ngay lập tức. Thay vào đó, bạn nên chia ra từng phần để có thể dễ dàng tiếp thu. Dành 20 phút mỗi tuần và đọc về chủ đề quản lý tài chính cá nhân.

Chọn một chủ đề và cố gắng hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó, sau đó mới chuyển sang một đề tài tiếp theo.

3. Tiếp xúc với những người hiểu biết về tài chính

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu các chủ đề tài chính cá nhân như cách chi tiêu, tiết kiệm, nợ, tín dụng, đầu tư và kế hoạch tài chính lúc về hưu, bạn nên áp dụng những gì bạn học để nói chuyện với những người mà mình ngưỡng mộ.

Bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với những người có thành công nhất định trong quản lý tiền bạc như các chuyên gia tài chính hay doanh nhân và đừng quên hỏi họ về sự thành công và thất bại. Thực tế, khi đề cập đến câu chuyện tiền nong là một chủ đề nhạy cảm với nhiều người, vì vậy lúc ban đầu bạn cần phải hỏi những câu dễ, gợi mở từ nội dung đơn giản, sau đó mới đi sâu vào chi tiết hơn. Hãy tôn trọng những gì mọi người chia sẻ và luôn cảm ơn họ vì dành cho bạn lời khuyên.

4. Dùng công nghệ để kiểm soát tài chính

Hầu hết các doanh nghiệp nhận ra rằng cách tốt nhất để biết ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không là khi kiểm tra thực tế. Triết lý này cũng đúng với quản lý tài chính cá nhân, ví dụ ở phần kiểm soát ngân sách thu và chi. Hiện tại, có khá nhiều hệ thống và chương trình giúp bạn tính toán việc dòng tiền ra hay vào mỗi tháng. Tuy vậy, bạn có thể dùng bảng tính Excel đơn giản để tính toán.

5. Phát triển từ mẫu kế hoạch tài chính chuyên nghiệp

Nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm với việc lập kế hoạch tài chính và không có thời gian để làm việc đó, bạn có thể tìm hiểu các kế hoạch kiểm soát tài chính của những người người chuyên nghiệp, có bằng CFA (chứng chỉ giành cho nhà phân tích tài chính).

Đinh Lộc

Entrepreneur

Trở lên trên