5 đặc điểm nhận diện trẻ thông minh từ sớm, điều số 4 gây bất ngờ vì bé nào có nó cha mẹ cũng lo sốt vó
Nếu những đứa trẻ sớm bộc lộ những đặc điểm này thì xin chúc mừng, bé nhà bạn hẳn có trí thông minh hơn người!
- 03-10-2019Muốn biết vì sao Bill Gates thành tỷ phú, hãy nhìn cách dạy con trên cả tuyệt vời của bố mẹ ông
- 01-10-2019Mỗi năm đều làm việc này, nữ hiệu trưởng Đại học Havard đã dạy con trở thành người hiểu biết và có vốn ngoại ngữ cực đỉnh
- 29-09-201916 quy tắc cực ý nghĩa trong việc dạy con của người Đức, những điều cha mẹ Việt vô tình bỏ qua
Nhà giáo dục nổi tiếng người Ý Montessori khẳng định 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Và ở độ tuổi này, nếu trẻ bộc lộ 5 đặc điểm dưới đây thì chúng chắc chắn sở hữu trí thông minh hơn người.
1. Hài hước, thích cười
Một số đứa trẻ đặc biệt thích cười: Nhìn lá cây bị gió thổi sẽ cười, nghe mẹ nói và hát sẽ cười, nhìn đồ đẹp cũng sẽ khúc khích.
Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế tại Đại học Washington (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng trẻ càng cười sớm và hay cười thì càng thông minh. Chuyên gia trẻ em người Mỹ Ilin Wolff đã quan sát và phát hiện ra rằng đứa bé cười nhiều vào ngày thứ ba sau khi sinh có chỉ số IQ là 180 khi 6 tuổi.
Từ góc độ tâm lý, trẻ thông minh sẽ phản ứng tích cực với các kích thích bên ngoài. Biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của bé phong phú, cho thấy chỉ số IQ và trí tuệ cảm xúc phát triển càng cao. Và tiếng cười là cách thể hiện cảm xúc đơn giản nhất của trẻ.
2. Khả năng bắt chước mạnh mẽ
Trẻ em học và hiểu thế giới thông qua bắt chước. Khi chúng còn nhỏ, chúng bắt chước biểu cảm của người lớn. Khi chúng lớn hơn, chúng có thể bắt chước những hành động, lời nói hoặc cả cốt truyện trong 1 bộ phim yêu thích.
Một số trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ, có thể sao chép hoàn hảo ngôn ngữ, biểu cảm và chuyển động của người khác. Các nhà giáo dục nói rằng những đứa trẻ như vậy có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn.
Bởi vì bắt chước không phải là một hành động vô thức. Khi đứa trẻ đang bắt chước, đầu tiên chúng phải quan sát, phân tích, ghi nhớ lại và cuối cùng thực hiện nó. Bắt chước càng chính xác, chứng tỏ khả năng quan sát của trẻ càng mạnh mẽ và sự hiểu biết càng sâu sắc.
3. Nhạy cảm với âm nhạc
Nếu nghe một bản nhạc ngay lập trẻ tức nhìn chằm chằm, bật cười, lắc lư theo thì chắc hẳn đứa bé này yêu thích và nhạy cảm với âm nhạc.
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ phản ứng với âm nhạc, não bộ của chúng trở nên phát triển hơn. Bởi lẽ, lúc này cơ quan thần kinh trung ương phải điều khiển đồng loạt hệ thống chuyển động, thị giác và thính giác. Việc này được so sánh như tập yoga cho toàn bộ não. Do đó, trẻ em càng nhạy cảm với âm nhạc chứng tỏ chỉ số IQ càng cao.
Ngược lại, nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trẻ với âm nhạc cũng có thể thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của chúng. Một cuộc khảo sát xã hội 10 năm ở Đức cho thấy: Những đứa trẻ được giáo dục âm nhạc từ khi còn nhỏ thông minh, nhanh nhạy hơn những đứa trẻ khác; những đứa trẻ có cha mẹ không được giáo dục tốt nhưng đã học nhạc vẫn tốt hơn những đứa trẻ có gia đình tương tự nhưng không học nhạc.
4. Trẻ biết nói dối
Đôi khi cha mẹ cảm thấy tức giận hoặc lo lắng khi con biết nói dối: "Tôi đã đến công viên khủng long cùng gia đình", "Mẹ tôi có một vòng cổ đá quý rất đẹp"... Không chỉ thế, trẻ có thể tưởng tượng ra muôn vàn những câu chuyện và ba hoa về chúng. Đừng lo lắng cũng đừng tức giận, đứa trẻ bắt đầu nói dối. Trên thực tế, đây là sự tiến bộ của khả năng suy nghĩ, tưởng tượng.
Theo lý thuyết, đứa trẻ 3 tuổi bắt đầu có ý thức rõ ràng. Tư duy phát triển càng nhanh, trẻ càng tưởng tượng phong phú và khả năng ngôn ngữ càng mạch lạc. Tuy nhiên, trẻ em ở giai đoạn này chưa thể phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa thực tế và trí tưởng tượng, chúng có thể sẽ nói ra những gì mình tưởng tượng như 1 câu chuyện thật.
Do đó, đừng làm ầm ĩ về lời nói dối của trẻ. Phụ huynh nên kiên nhẫn lắng nghe, trò chuyện với con cái. Nếu đứa trẻ cố tình nói dối và ảnh hưởng đến người khác, lúc đó hãy kịp thời uốn nắn lại trẻ.
5. Trẻ nghịch ngợm, hay ra lệnh
Không ít bậc phụ huynh cảm thấy phiền lòng khi những đứa con thường là kẻ cầm đầu cho những trò nghịch ngợm trong 1 tập thể. Đôi khi các con chủ động bày trò và chỉ huy cả đám trẻ khác nghe theo.
Trong tâm lý màu sắc do Taylor Hartman, Hoa Kỳ nghiên cứu đã chia tính cách con người thành bốn nhân vật: đỏ, xanh, trắng và vàng, và cậu bé ở trên là một nhân vật màu vàng điển hình.
Hầu hết những đứa trẻ màu vàng có tính cách thiếu kiên nhẫn, luôn mong muốn kiểm soát và thách thức trật tự. Tuy nhiên, trẻ em thuộc nhóm này cũng có những lợi thế riêng: Chúng năng động hơn, quyết đoán và dũng cảm hơn. Chúng là những tài năng lãnh đạo hiếm có.
Do đó, đứa trẻ nghịch ngợm và thích chỉ huy mọi người có những lợi thế riêng. Những gì cha mẹ phải làm là cho con được tự do, điều chỉnh một số hành vi bất lịch sự và quá mức thay vì cấm cản, trách móc. Đó mới là cách giáo dục tốt nhất cho những đứa trẻ cứng đầu.
Tất nhiên, trên đây chỉ là những lời giải thích lý thuyết. Bởi mỗi đứa trẻ đều có những tài năng độc đáo và những điểm sáng riêng. Hơn nữa, mặc dù chỉ số IQ là bẩm sinh nhưng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường gia đình và giáo dục.
Nguồn Sina
Nhịp sống Việt