MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 dấu hiệu bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu: Bác sĩ nội tiết chỉ cách ‘khuếch đại’ khả năng miễn dịch

31-12-2020 - 11:28 AM | Sống

5 dấu hiệu bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu: Bác sĩ nội tiết chỉ cách ‘khuếch đại’ khả năng miễn dịch

Dưới đây là những dấu hiệu của một hệ miễn dịch suy yếu, nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch và các biện pháp tăng cường miễn dịch.

Nếu bạn đang bị nhiễm trùng dai dẳng và tái phát, có thể bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu. Theo bác sĩ nội khoa người Mỹ Louis Malinow, nguyên nhân phổ biến nhất làm suy yếu hệ miễn dịch là tuổi tác, nhưng đó không phải là yếu tố tiềm ẩn duy nhất.

Malinow nói với Insider: "Một hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư". Rất may, có nhiều cách để phát hiện điều này và tăng cường miễn dịch.

Nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch

 5 dấu hiệu bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu: Bác sĩ nội tiết chỉ cách ‘khuếch đại’ khả năng miễn dịch - Ảnh 1.

Nếu bạn đang bị nhiễm trùng dai dẳng và tái phát, có thể bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài tuổi tác, có nhiều yếu tố có thể dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu .

Bác sĩ Malinow cho biết: "Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân cực kỳ phổ biến khác khiến hệ miễn dịch suy yếu và thậm chí một đêm thiếu ngủ cũng làm suy giảm khả năng miễn dịch".

Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ và ngủ đủ giấc nhưng vẫn nghi ngờ mình bị suy giảm hệ miễn dịch, dưới đây là một số lý do tiềm ẩn khác:

[Đọc thêm: 6 cách tăng cường sinh lực nam giới không cần thuốc ]

Lối sống không lành mạnh: Malinow cho biết lối sống không lành mạnh có thể bao gồm các thói quen xấu như ngủ không đủ giấc, lười vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ăn thực phẩm chế biến sẵn. Thực phẩm lành mạnh "có các thành phần phù hợp để khuếch đại phản ứng miễn dịch", Malinow nói. "Rượu là một chất độc trực tiếp gây hại tủy xương và quá nhiều rượu ngay lập tức làm suy giảm khả năng phòng vệ miễn dịch", bác sĩ cho biết them.

Thuốc: Sử dụng các loại thuốc steroid và các loại thuốc ức chế miễn dịch khác (bao gồm Imuran, Plaquenil) thường xuyên là một thủ phạm chính làm suy yếu hệ miễn dịch, Malinow nói. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus và Crohn.

Rối loạn hệ miễn dịch: Đây là các bệnh mà trong đó hệ miễn dịch không hoạt động như bình thường. Một người có thể được sinh ra với hệ thống miễn dịch suy yếu (còn được gọi là suy giảm miễn dịch nguyên phát) hoặc mắc bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như AIDS hoặc bệnh bạch cầu).

Các bệnh tự miễn dịch: Các bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn, khiến hệ miễn dịch xác định sai một bộ phận của cơ thể là nơi có khả năng nhiễm trùng và tấn công bộ phận đó. Các chuyên gia không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn dịch.

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

 5 dấu hiệu bạn đang có hệ miễn dịch suy yếu: Bác sĩ nội tiết chỉ cách ‘khuếch đại’ khả năng miễn dịch - Ảnh 2.

Ngoài tuổi tác, có nhiều yếu tố có thể dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu.

Nhiễm trùng tái phát, kéo dài: Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là xác định và tiêu diệt virus, vi khuẩn và tế bào không thuộc về cơ thể. Nếu một người thường xuyên bị ốm, hệ miễn dịch của họ có thể không hoạt động tốt. Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng tái phát có thể bao gồm căng thẳng nghiêm trọng hoặc tiền sử sử dụng thuốc lá.

Mệt mỏi dai dẳng: Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch hoạt động không bình thường, các hệ thống khác sẽ bị mất cân bằng, có thể dẫn đến mệt mỏi dai dẳng. Những nguyên nhân khác gây mệt mỏi có thể bao gồm các vấn đề về hormone, sức khỏe tâm thần và căng thẳng cao độ.

Phát ban và kích ứng da: Chúng ta thường quên rằng da là cơ quan tương tác và phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch nhiều như bất kỳ cơ quan nào khác. Hệ miễn dịch suy yếu có liên quan đến nhiều bệnh về da, bao gồm viêm da tiếp xúc (một phản ứng dị ứng) và bệnh vẩy nến (một bệnh tự miễn dịch). Những căn bệnh này cũng có thể liên quan đến di truyền.

Các vấn đề về dạ dày: Ngày càng nhiều nghiên cứu phát hiện ra hệ miễn dịch và đường tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết. Hệ miễn dịch suy yếu có thể liên quan đến các vấn đề về đường ruột như hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, di truyền, một số loại thuốc và bệnh tật, thậm chí các cuộc phẫu thuật, đều có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của các vấn đề về dạ dày.

Vết thương lâu lành: Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, đó là lý do tại sao hệ miễn dịch suy yếu có liên quan đến vết thương lâu lành. Các nguyên nhân khác khiến vết thương lâu lành có thể bao gồm mức hormone tăng trưởng ở người bị giảm thấp, thiếu kẽm hoặc bệnh tiểu đường.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào của hệ miễn dịch suy yếu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Cách tăng cường miễn dịch

Bác sĩ nội tiết Malinow đưa ra một số lời khuyên về tăng cường miễn dịch bị suy yếu:

• Ngủ nhiều hơn

• Nhận đủ vitamin D

• Tập thể dục vừa phải

• Thực hiện các hoạt động để giảm bớt căng thẳng (chơi, thư giãn, thiền, v.v.)

• Cải thiện chế độ ăn

• Bổ sung các chất như D3, melatonin và men vi sinh

(Nguồn: Insider)

Theo Trà My

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên