5 điều cấm kỵ mà không ai nói ra, nhưng người EQ cao sẽ tự hiểu, nhờ đó tránh “bẫy tiểu nhân”
Ở nơi làm việc không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với đủ loại người, khó có thể tránh khỏi những lúc trót làm hoặc nói năng thiếu suy nghĩ. Điều đó rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.
- 13-06-2022Khách sạn chữa lành chi phí đắt đỏ, giá gần 65 triệu VNĐ/3 ngày nhưng khách vẫn nườm nượp không ngừng vì 1 nguyên nhân
- 12-06-2022Thành công chớp sáng rồi tự tay 'giết chết' thương hiệu của mình: 1 sai lầm đã đẩy 250 cửa hàng vào bước 'tiêu tùng'
- 12-06-2022Bàn chân là "trái tim thứ 2" trên người: Nếu xuất hiện 9 thay đổi này, có thể cơ thể đang gặp nhiều bất ổn
Một số người mới vào công sở thường gặp khó khăn trong việc xây dựng quan hệ do thiếu kinh nghiệm. Một số khác thì lại quá thật thà hoặc nhanh mồm nhanh miệng, nghĩ gì nói nấy. Điều này đều có thể để lại “tai họa ngầm”.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên tắc bất thành văn ở nơi làm việc. Đặc biệt, 5 điều cấm kỵ mà không ai nói ra, nhưng người EQ cao sẽ tự hiểu. Dù là người mới hay có thâm niên, mọi người đều phải tránh càng xa càng tốt!
01. Đừng nói với ai nếu bạn có ý tưởng rời đi
Sẽ không tránh khỏi những khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng với nơi làm việc hiện tại. Cũng có thể, đơn giản là bạn có được cơ hội vào một công ty tốt hơn. Nếu có ý định rời đi, tốt nhất chỉ nên giữ cho riêng mình chứ đừng nói với đồng nghiệp xung quanh.
Người ta có câu: “Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.” Ngay khi bí mật của bạn có hơn 2 người biết, không sớm thì muộn nó cũng sẽ lan rộng khắp công ty, thậm chí tới tai lãnh đạo. Không chỉ bị mọi người biết về điều đó, quá trình chuẩn bị rời đi của bạn có thể còn phải chịu cảnh “thêm mắm dặm muối”, tô vẽ thêm nhiều điều gây bất lợi.
Đến cuối cùng, cho dù bạn chưa đưa ra quyết định dứt điểm, môi trường xung quanh cũng đã trở nên “toxic” hơn, khiến bạn khó có thể thoải mái ở lại. Như vậy, quyết định đi hay ở không còn phụ thuộc vào chính bạn, mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều người xung quanh.
02. Không dây dưa, nhập nhằng ích lợi với đồng nghiệp
Những thứ khó giải quyết nhất trên đời này là những thứ liên quan đến lợi ích, đặc biệt là lợi ích cá nhân, chẳng hạn như tiền bạc. Trong xã hội hiện đại, nhân sự tại các công ty có tính lưu động cao. Đồng nghiệp hôm nay có thể đã trở thành người lạ ngày mai. Sau khi nghỉ việc, việc mất liên lạc là chuyện thường thấy.
Nếu cho đồng nghiệp vay tiền, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất tiền, mất cả bạn. Khi vay tiền của người khác, chúng ta lo lắng không biết làm thế nào để trả sớm, dứt điểm nợ nần. Nhưng khi ai đó mượn tiền của bạn, bạn cũng lo lắng về việc khi nào người đó sẽ trả lại. Nếu không trả thì phải đòi như thế nào để đỡ mất lòng nhau.
Vì vậy, để cho tinh thần được yên ổn, tốt nhất là không dây dưa, nhập nhằng đến ích lợi cá nhân.
03. Không làm việc vượt cấp
Nhiều người khi mới bước chân vào xã hội thường muốn nhanh chóng thể hiện bản thân, lập nên thành tích để chứng tỏ bản thân. Tâm lý đó khiến họ rất dễ vội vàng trong quy trình làm việc, đưa bản thân vào “tầm ngắm” của những người lòng dạ hẹp hòi.
Công ty nào cũng có quy tắc riêng, có văn hóa riêng và có quy trình riêng. Chỉ có điều, không phải ai cũng sẽ nói tường tận các quy tắc này cho bạn. Có rất nhiều quy tắc “bất thành văn” mà mọi người ngầm hiểu với nhau. Trong đó, làm việc vượt cấp gần như là một tối kỵ mà người EQ cao luôn tránh .
Nếu muốn báo cáo công tác, bạn chỉ nên trao đổi với lãnh đạo trực tiếp của mình. Một nhân viên bình thường không thể lập tức tìm tới giám đốc bộ phận để trao đổi công việc. Thứ nhất, giám đốc chưa chắc đã nắm được bạn là ai, công việc của bạn là gì. Thứ hai, trưởng nhóm trực tiếp của bạn có thể sẽ cảm thấy “gai mắt” khi bị vượt cấp như vậy.
Việc bạn báo cáo vượt cấp giống như một cách thể hiện rằng, lãnh đạo trực tiếp của bạn đang làm việc không hiệu quả. Điều đó khiến bạn ức chế, không muốn làm việc dưới trướng của người đó nữa, nên mới trực tiếp tìm tới một người lãnh đạo cấp cao hơn.
Trong trường hợp đó, nhất định bạn sẽ mất lòng không ít người.
04. Giữ mồm giữ miệng
Tính tình hòa đồng thường dễ được mọi người quý mến, kết bạn nhưng vui vẻ đến mấy cũng phải biết cách giữ miệng. Điều gì nên nói thì mới nói, không nên nói thì tuyệt đối không nói ra.
Học cách quản lý cảm xúc trong công việc sẽ giúp bạn nhiều hơn. Đừng tự mãn khi nhận được lời khen ngợi vì điều đó có thể khiến bạn bị người khác ghen tị; Đừng phàn nàn về việc bản thân bị chỉ trích, chê bai vì người khác sẽ thấy bạn không có ý thức.
05. Không nên giới thiệu đối tượng cho đồng nghiệp
Giúp đồng nghiệp tìm kiếm đối tượng hẹn hò, yêu đương hay kết hôn là một việc tốt, nhưng không phải lúc nào lòng tốt cũng được trái ngọt. Bạn phải biết rằng, hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, ở giữa có thể có nhiều biến chuyển. Không ai có thể đảm bảo rằng, sau này hai người được bạn giới thiệu có thể “xuôi chèo mát mái” cả đời hay không.
Nếu họ không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình, thậm chí gặp vấn đề nghiêm trọng hơn như ngoại tình, bạo lực, sa vào các tệ nạn… rất có thể bạn sẽ là đối tượng bị trách móc. Kể cả người trong cuộc không lên tiếng, bản thân bạn cũng sẽ thấy áy náy, tự trách vì đối phương.
Do đó, tốt nhất nên hạn chế những quyết định trực tiếp can thiệp vào chuyện tình cảm, riêng tư cá nhân của đồng nghiệp xung quanh.
*Theo NetEase