5 điều thú vị về Devialet, "thánh tích" của tín đồ âm thanh
Chỉ mới thành lập từ 2007, Devialet đã sở hữu cho mình khoảng 2.300 điểm bán trên toàn cầu và được nhiều nghệ sĩ, doanh nhân, chính khách,... yêu thích. Điều gì khiến thương hiệu âm thanh Pháp trở thành cái tên phải có trong phòng khách của người yêu âm nhạc?
Phantom – chiếc loa có giá xấp xỉ 3.000 USD, mạnh mẽ sánh ngang động cơ tên lửa
Không thể nói về Devialet mà không nhắc đến Phantom. Mẫu loa biểu tượng nhất của thương hiệu từng "thổi bay" vlogger khó tính Lewis G. Hilsenteger, nổi tiếng với kênh YouTube triệu view Unbox Therapy. Đó không phải phóng đại, bởi chiếc loa với kích thước khiêm tốn này có công suất tối đa lên đến 108 decibel – tương đương áp suất âm thanh mà tên lửa tạo ra trên bệ phóng, lý giải cho mức giá niêm yết từ 62 – 103 triệu đồng. Thiết kế tròn trịa gọn gàng của "bóng ma" cũng được đánh giá cao và được ví von như "đến từ tương lai."
"Câu lạc bộ fan" gồm Jay-Z, tổng thống Pháp và tỷ phú giàu thứ hai thế giới
"Quái thú âm thanh" Phantom thu hút không ít người hâm mộ nổi tiếng. Karl Lagerfeld, nhà thiết kế thời trang huyền thoại, sở hữu tới… 20 chiếc. Nam ca sĩ Jay-Z sắm cho mình dàn loa Phantom 8 chiếc, và ông cũng nằm trong danh mục chủ đầu tư sừng sỏ bên cạnh Bernard Arnault – chủ tịch tập đoàn LVMH và là người giàu thứ hai thế giới tính đến thời điểm hiện tại, hay Andy Rubin – nhà sáng lập hệ điều hành Android. Đặc biệt, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã yêu thích và sở hữu loa Phantom từ khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết tới.
Ba người đàn ông, một giấc mơ bắt đầu bằng chữ "D"
Devialet ra đời từ giấc mơ chung của ba người đàn ông: kỹ sư táo bạo Pierre-Emmanuel Calmel, nhà thiết kế Emmanuel Nardin và doanh nhân Quentin Sannié. Ba nhà sáng lập chia sẻ tầm nhìn về vai trò của âm thanh trong cuộc sống đời thường: hơn cả âm nhạc, đó là tiếng nói đưa chúng ta lại gần nhau, là khoảng lặng cho những đối thoại nội tâm sâu sắc. Từ khi thành lập, công ty đã nỗ lực để đưa âm thanh tới địa vị xứng đáng này.
Tham vọng càng được củng cố với vật lực và nhân lực xuất sắc của thương hiệu: hơn 10 năm nghiên cứu, phát triển, hơn 200 bằng sáng chế chờ phê duyệt và 100 chuyên gia về khí động học, cơ giới hóa, âm học và kỹ thuật cơ khí. Theo Devialet, cần phải huy động chừng ấy nguồn lực để hoàn thiện một công xưởng nhịp nhàng đẩy những chiếc loa tới giới hạn vật lý và đưa âm thanh đến tầm chuẩn mực. "Không méo tiếng, không rực tiếng, không tạp âm," là kim chỉ nam của chất âm Devialet.
Từ Nhà hát lớn Paris cho đến bệ phóng tên lửa
Phân phối sản phẩm tại hàng ngàn điểm bán, nhưng không gian mua sắm khiến Devialet tự hào nhất chắc chắn là cửa hàng nằm trong Nhà hát lớn Paris. Opéra Garnier là nhà hát opera nổi tiếng nhất thế giới cũng là nguyên mẫu của Nhà hát lớn Hà Nội. Không chỉ được uỷ quyền ghi - phát âm thanh của những buổi trình diễn danh giá, Devialet còn cộng tác với nhà hát để ra mắt bộ sưu tập dát vàng Opéra de Paris. Chưa hết, Devialet bắt tay với công ty hàng không vũ trụ Ariane Group để tái tạo âm thanh của một lần phóng tên lửa qua dự án "Sẵn sàng trên bệ phóng" (Ready to Liftoff) năm 2021. Bên cạnh đó là hàng loạt màn "collab" cùng nhà mốt Louis Vuitton, hãng truyền hình sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh Sky, tập đoàn Huawei,... và nhiều thương hiệu tiếng tăm khác.
Kỳ lân của kinh đô ánh sáng với tốc độ mở rộng chóng mặt
Bên trong cửa hàng đầu tiên của Devialet tại Việt Nam trên phố Tràng Tiền, Hà Nội
Liên tục nhận thêm các khoản đầu tư mới từ nhiều cá nhân và tập đoàn lớn, thương hiệu Paris là niềm tự hào không chỉ của người yêu nhạc Pháp. Công ty đã đưa xứ lục lăng lên bản đồ âm thanh thế giới, nhanh chóng chinh phục hàng triệu người chơi audio qua con số điểm bán lúc này đã xấp xỉ 2.300 trên toàn cầu, dù chỉ mới đi vào hoạt động từ 2007. Với các tín đồ âm thanh tại Việt Nam, tin vui đã đến khi Devialet vừa mở cửa không gian mua sắm chính thức tại địa chỉ 58 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tại Việt Nam, thương hiệu Devialet được phân phối chính hãng bởi Công ty quốc tế Tam Sơn tại địa chỉ: 58 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024 3823 8105.
Tổ Quốc