MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 dự án công nghệ cao được thương mại hóa thành công, đưa sản phẩm thiết thực cho cuộc sống tới gần hơn với người dùng

03-10-2020 - 15:42 PM | Sống

Các dự án công nghệ cao sản xuất các sản phẩm thiết thực với cuộc sống như viên chống nắng nội sinh, gel chứa lành vết thương, thuốc tiêm tạo hồng cầu... đã được thương mại hóa thành công.

Chiều 2/20, buổi Tổng kết Dự án khoa học công nghệ thí điểm, hỗ trợ thương mại hoa các sản phẩm từ công nghệ cao giai đoạn 2017-2018 của Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) đã diễn ra.

Theo báo cáo, trong 2 năm qua, 5/7 dự án được hỗ trợ tối đa 30% chi phí thực hiện phát triển sản phẩm từ quy mô phòng thí nghiệm thành sản xuất quy mô công nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 5,5 tỉ đồng, doanh nghiệp đối ứng 15,4 tỉ đồng để thực hiện thương mai hóa sản phẩm. Cụ thể, các dự án được hỗ trợ như sau:

1. Ứng dụng tế bào gốc nhung hươu và nanocellulose sản xuất thương mại hoá băng dán vết thương dạng gel

Đây là dự án của công ty Thế Giới Gen. Với sản phẩm là một loại gel bôi da được sản xuất từ vật liệu nanocellulose kết hợp với chiết xuất tế bào gốc của nhung hươu, có khả năng làm lành vết thương khi bôi lên da. Sản phẩm này có thể thay thế phương pháp băng bó truyền thống, giúp vết thương nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.

Trước đó, khi công bố dự án, ông Vũ Duy Quang – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thế Giới Gen, thành viên nhóm nghiên cứu dự án, cho biết, sản phẩm băng dán vết thương dạng gel được tạo ra dựa trên kết các kết quả nghiên cứu sản xuất thử nghiệm việc tách chiết xuất tế bào gốc nhung hươu của Công ty Thế Giới Gen và chế tạo màng nanocellulose do các cán bộ nghiên cứu Phòng công nghệ sinh học của SHTPLabs thực hiện.

Ông Quang khẳng định, thử nghiệm lâm sàng cho thấy băng BC–A dạng gel dễ dàng sử dụng cho bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thích hợp cho mọi loại vết thương, cung cấp được dưỡng ẩm, dưỡng chất cho vết thương, giúp vết thương nhanh lành. Đặc biệt, BC–A thích hợp trong điều trị các vết thương mạn tính và xóa bỏ được vết sẹo lồi.

Sản phẩm đã đăng ký bằng giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu Trí tuệ và bán ra thị trường với số lượng hơn 7.200 hộp, giá mỗi hộp 180.000 đồng.

2. Dự án sản xuất viên chống nắng ứng dụng công nghệ nanolycopen

5 dự án công nghệ cao được thương mại hóa thành công: Hàng nghìn sản phẩm viên chống nắng, thuốc tăng hồng cầu... đã được bán ra thị trường - Ảnh 1.

Sản xuất viên chống nắng ứng dụng công nghệ nanolycopen.

Viên nang cứng dùng đường uống, các tác dụng chống nắng từ bên trong sử dụng hoạt chất lycopen từ trái gấc nano hóa. Khác với phương pháp chống nắng truyền thống như dùng vải che, kem chống nắng, viên uống có thể tạo ra các chất chông oxy hóa, giúp da con người có thể đem lại hiệu quả cao trong việc chống các gốc tự do sinh ra bởi tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời (chống nắng nội sinh).

Nguyên liệu đầu vào là gấc - nguyên liệu có sẵn tại Việt Nam, hàm lượng lycopen cao nên giá thành cạnh tranh. Ước tính, cứ 5 tấn gấc tươi cho 10 kg bộ nanolycopen, đem lại giá trị kinh tế cho nông sản và góp phần thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu.

Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 2.000 hộp.

3. Dự án keo tan nhiệu từ vật liệu carbonnaotube và graphene sử dụng trong các chip thiết bị điện tử

Keo tản nhiệt do Phòng thí nghiệm công nghệ Nano của Trung tâm Nghiên cứu Triển khai (Khu Công nghệ cao TPHCM) thực hiện. Sản phẩm nằm trong dự án khoa học và công nghệ thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai của Khu Công nghệ cao TPHCM, giai đoạn 2017-2018. Sản phẩm giúp tản nhiệt nhanh, tốt hơn, tương đương với sản phẩm ngoại nhập. Hiện tại, một số đơn vị trong nước đã tìm hiểu và có kế hoạch đặt hàng để sử dụng cho các mặt hàng điện tử của mình, thay thế sản phẩm nhập khẩu.

4. Dự án thuốc tiêm có hoạt chất Darbepoetin Alfa có tác dụng tăng lượng hồng cầu trong máu

5 dự án công nghệ cao được thương mại hóa thành công: Hàng nghìn sản phẩm viên chống nắng, thuốc tăng hồng cầu... đã được bán ra thị trường - Ảnh 2.

Sản phẩm thuốc tiêm có tên Stimus của công ty Nanogen đã có nhiều nhà phân phối liên hệ mua. Ảnh: Hà An.

Trong lĩnh vực dược phẩm, công ty Nanogen đã phát triển loại thuốc tiêm có chứa hoạt chất Darbepoetin Alfa có tác dụng tăng lượng hồng cầu trong máu. Sản phầm hỗ trợ người bệnh điều trị thiếu máu do suy thận, các bệnh ung thư sử dụng hóa chất.

Hiện sản phẩm đang được thử nghiệm lâm sàng dưới dạng ống tiêm. Nhiều nhà phân phối đã liên hệ đặt mua sản phẩm, nhu cầu ước tính đạt 10.000 liều mỗi năm.

5. Dự án ứng dụng công nghệ vi cơ điện tử (MEMS)

Đây là dự án của Trung tâm nghiên cứu và triển khai, thuộc SHTP. Dự án đã nghiên cứu chế tạo loại cảm biến áp suất PS50 ứng dụng đo mực nước nhằm cảnh báo ngập theo thời gian thực cho những khu vực thấp trũng.

Sản phẩm được sản xuất thử nghiệm 1.000 chip PS50 và chế tạo thành công hệ thống quản lý, giám sát mực nước, cảnh báo ngập trên website và ứng dụng di động. Trung tâm nghiên cứu và triển khai đã cung cấp 1.000 chip PS50 cho một doanh nghiệp để ứng dụng.

Trong sự kiện, Trưởng ban quan lý SHTP Nguyễn Anh Thi đánh giá cao những kết quả đạt được. Song, ông Thi cho rằng. năng lực ứng dụng và thương mại hóa công nghệ của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp trong nước chiếm 2/3 số doanh nghiệp nước ngoài. Tổng giá trị sản xuất trong năm nay của SHTP nhưng đóng góp của doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 2,5%, tức khoangr 50 triệu USD.

Ông Thi đánh giá, con số này vẫn còn khiêm tốn so với doanh nghiệp trong nước. Trong gia đoạn tới, khu công nghệ cao TP HCM cần phải kết nối nhiều hơn với các viên nghiên cứu, đại học và doanh nghiệp để giúp họ nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ.

Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua dù có ý nghĩa thiết thực với đời sống nhưng việc ứng dụng, đưa sản phẩm vào thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc kết nối, liên kết với doanh nghiệp (DN) để tạo ra sản phẩm đưa ra thị trường là hướng đi cần được đẩy mạnh.

Theo Sở KHCN TPCHM, Tổng hợp.

PV

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên