5 kế hoạch tài chính bạn nhất định phải chuẩn bị trước khi bước sang tuổi 40
Rất nhiều người coi những năm tháng ở tuổi 40 là những ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Bạn đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và có một gia đình yên ấm với những đứa trẻ. Nhưng nếu bạn không nắm bắt thời cơ chuẩn bị thật nhanh và thật kỹ, khoảng thời gian ấy sẽ trôi qua nhanh chóng trước khi bạn kịp nhận ra.
- 28-08-20174 điều khôn ngoan về tiền bạc mà những người dưới 40 tuổi nên làm
- 23-08-2017Muốn sớm nghỉ hưu an nhàn, bạn nhất định phải đảm bảo thực hiện được 3 điều này trong cuộc sống
- 18-08-2017Nếu muốn nghỉ hưu mà không phải lo lắng về tiền bạc, trước 35 tuổi bạn nhất định phải thực hiện những điều này
Cuộc đời dĩ nhiên không phải là một giấc mơ màu hồng và có thể đã có rất nhiều biến cố diễn ra đe dọa khả năng tải chính của bạn. Có thể bạn đang sống trong một khu vực bất ổn vì suy thoái kinh tế khiến bạn phải vật lộn để làm lại từ đầu, cũng có thể bạn choáng váng vì chi phí nuôi dậy một đứa trẻ…
Nếu bạn đã có những quyết định tài chính thông minh ở những năm 20, 30 tuổi giờ chắc hẳn bạn đang nếm những trái ngọt như: có thể mua xe hơi bằng tiền mặt, các khoản thế chấp đã được thanh toán gần hết, thậm chí còn có sẵn một khoản kha khá trong quỹ hưu trí.
Nhưng dù bạn đang quản lý tài chính cá nhân một cách xuất sắc hay chưa thật tốt lắm thì khi 40 tuổi bạn cũng nên thực sự để tâm tới những mục tiêu dài hạn bất chấp bạn kiếm được bao nhiêu tiền.
1. Cấp vốn cho kế hoạch nghỉ hưu
Emily Guy Birken, tác giả của cuốn sách “5 năm trước khi nghỉ hưu” đã đưa ra vài con số thống kê đáng sợ như sau:
- Một phần ba người Mỹ chỉ có 0$ để nghỉ hưu
- 23% trong số những người có tài khoản hưu trí chỉ có dưới 10,000 USD
- 30% những người đang trong độ tuổi 40, 50 không chuẩn bị tài khoản để nghỉ hưu và 21,9% số khác chỉ để dành được chưa tới 10,000 USD
Theo Emily Guy Birken, bạn cần lên kế hoạch hưu trí càng nhanh càng tốt và tăng dần số tiền tiết kiệm bởi thời gian không đợi chờ ai. Hãy tự hỏi mình nếu hiện tại mình không thể để dành được bất cứ xu nào thì điều gì khiến bạn tự tin rằng khi bạn sẽ tiết kiệm được sau này khi mà sức khỏe bạn đã bị bào mòn.
2. Kiểm soát chi tiêu
Đây là một phương thức hữu hiệu giúp bảo vệ quỹ hưu trí của bạn. Hãy thử những cách sau để làm chủ tiền của mình:
- Theo dõi chi tiêu: Ghi chép hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ kiểm soát tài chính. Điều này có thể khiến bạn giật mình bởi số tiền bạn tiêu cho thức ăn nhanh hoặc mua sắm online. Ngoài ra, hãy dành thời gian để đọc báo cáo ngân hàng, thẻ tín dụng, hóa đơn điện nước một cách cẩn thận để tránh các sai sót trong thanh toán.
- Xây dựng ngân sách chi tiêu hợp lý: Chi cho những vấn đề thiết yếu trước tiên như thực phẩm, điện nước, nơi ở và các khoản nợ cần thanh toán. Sau đó là dành một khoản nhất định cho quỹ hưu trí.
- Cân nhắc trước khi mua hàng: tự hỏi liệu nó có thật sự cần thiết hay không? Nếu bạn thực sự cần và muốn một món đồ nào đó, hãy tìm cách sở hữu nó với giá rẻ nhất như: mượn, cho thuê nó hoặc sử dụng các trang web so sánh giá để tìm nơi bán hợp lý nhất. Dần dần nó sẽ giúp bạn tự hạn chế những nhu cầu mua sắm ngẫu hứng của chính mình.
Bạn không cần phải từ bỏ mọi nhu cầu hay mong muốn của mình, bạn chỉ cần giới hạn nó ở mức hợp lý. Nó sẽ tạo nền móng cho sự an toàn tài chính của bạn.
3. Có quỹ dự phòng khẩn cấp
Chỉ có một số ít những người siêu may mắn mới không phải đối mặt với những khoản chi phí bất ngờ như: bị sa thải, ốm nặng…Do vậy, bạn nhất thiết phải xây dựng riêng cho mình một quỹ dự phòng khẩn cấp để đảm bảo tài chính trong ít nhất từ 3 tới 6 tháng và tốt nhất là 1 năm.
4. Trả bớt các khoản nợ tài chính cá nhân
Theo báo cáo từ Quỹ dự trữ liên bang NewYork, tổng số nợ tiêu dùng của các hộ gia đình hiện nay đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2009 lên tới 784 tỷ USD.
Các khoản nợ và lãi suất đi kèm sẽ cướp đi các cơ hội đầu tư, tiết kiệm và quan trọng hơn cả nó sẽ khiến bạn ngày càng khó đạt được mục tiêu tài chính như dự kiến. Chuyên gia tài chính cá nhân Beverly Harzog, tác giả của cuốn sách “Kế hoạch thoát khỏi nợ nần” đưa ra gợi ý như sau:
- Chuyển các khoản nợ thành khoản vay cá nhân thay vì vay tiêu dùng (lãi suất vay tiêu dùng thường cao hơn so với các khoản vay cá nhân)
- Chuyển sang dùng thẻ tín dụng APR (tỷ suất lợi nhuận 0% trong 14 tháng đầu)
5. Mua bảo hiểm
Để phòng trừ cách trường hợp xấu, hãy tìm một giải pháp bảo vệ những di sản của bạn. Lý tưởng nhất thì bạn nên mua bảo hiểm khi còn trẻ và duy trì trong khoảng 20 tới 30 năm. Hãy nói chuyện với các đại lý bảo hiểm và lựa chọn điều khoản không rút ngang và khóa tài khoản để đảm bảo việc bạn không dùng tới số tiền cần tiết kiệm ấy.
Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu những loại bảo hiểm sức khỏe khác nữa vì rất có thể bạn sẽ sống lâu hơn bạn nghĩ và chăm sóc sức khỏe dài hạn thì phức tạp hơn bạn tưởng rất nhiều.
Mặc dù có thể hiện tại bạn đang bị quá tải bởi chi phí tài chính cho những nhu cầu cấp thiết của hiện tại và cho rằng tuổi già và việc nghỉ hưu là vấn đề của ngày mai. Nhưng tương lai sẽ tới nhanh hơn bạn nghĩ và tưởng tượng xem bạn sẽ ra sao nếu không có bất cứ sự chuẩn bị nào trong tay?
Business Insider