5 lầm tưởng kinh điển trong kinh doanh khiến nhiều người ‘đóng khung’ tư duy, cố gắng mãi vẫn chưa thành công: Biết sớm tiết kiệm nhiều năm 'đi đường vòng'
Chắc hẳn bạn đã từng mặc định rằng các doanh nhân là những người luôn chấp nhận rủi ro nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
- 27-01-20238 bí mật về tiền bạc 1% dân số là giới siêu giàu đều 'nằm lòng' nhưng có thể bạn chưa biết: Số 1 liên quan đến lương, số 3 là thói quen khó bỏ của dân văn phòng
- 27-01-2023Cô gái từng làm việc ở phố Wall chia sẻ cách tiết kiệm ‘lạ thường’: Hẹn hò 6 lần/tuần, 2 năm không cần trả tiền mua hàng tạp hoá
- 26-01-2023Chuyên gia phong thủy nổi tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) dự đoán vận may 12 con giáp: Tuổi Tỵ hưởng sung túc, tuổi Ngọ nhiều cơ hội mới, 2 tuổi này cần chú ý xung đột
- 25-01-2023Tỷ phú 66 tuổi từng giàu có nhất Nhật Bản: Đầu tư suốt hàng chục năm cuộc đời, mọi thành công của tôi đều dựa trên 7 nguyên tắc này
- 24-01-2023Đại gia Bến Tre 29 tuổi lái 'sương sương' 2 siêu xe giá trị bằng cả gia tài về quê ăn Tết: Soi profile mới ngỡ ngàng vì tuổi còn trẻ mà tài quá cao
1. Muốn thành công phải làm việc 24/7/365
Xero, một công ty New Zealand cung cấp phần mềm kế toán đám mây được sử dụng rộng rãi bởi startup đã nghiên cứu 2.000 chủ doanh nghiệp ở Mỹ và Anh để kết luận rằng các doanh nhân thành công không làm cật lực như mọi người vẫn tưởng.
Điều hành một công ty khởi nghiệp có thể đòi hỏi nhiều giờ, nhưng các doanh nhân thành công luôn biết cách cân bằng quỹ thời gian của họ và tập trung vào sự hiệu quả. Trong số đó, 58% cho biết dành thời gian cho gia đình vào buổi tối là rất quan trọng và 55% khẳng định họ dành những ngày cuối tuần rảnh rỗi cho người thân.
Tuy nhiên, những doanh nhân này này vẫn kết nối với nhân viên của họ sau giờ làm, chỉ với 28% họ sẽ tắt thông báo khi rời công ty.
2. Thất bại vì không phải là công ty đầu tiên phát triển một loại sản phẩm (hoặc dịch vụ)
Một số doanh nhân đã bỏ cuộc vì họ thấy rằng một công ty khởi nghiệp khác đã làm điều gì đó tương tự với ý tưởng của họ. Nhưng việc đưa sản phẩm thị trường sau không có nghĩa bạn nắm chắc thất bại.
Mạng xã hội MySpace tồn tại trước Facebook, nhưng hãy xem điều gì đã xảy ra, bạn thậm chí không còn nghe về MySpace nữa. Câu chuyện huyền thoại về Oreo và Hydrox cũng là một ví dụ tương tự. “Ông trùm truyền thông” Ted Turner cũng chẳng phát minh ra tin tức truyền hình, tất cả những gì ông ấy làm là hoàn thiện và phổ biến nó qua CNN một cách xuất sắc.
Trở thành “đầu tiên” rất quan trọng nhưng không phải tất cả. Điều đáng lưu tâm là việc tạo ra thị trường ngách của riêng bạn và đưa thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên nổi bật. Hãy không ngừng cải thiện hoạt động kinh doanh và học hỏi từ các doanh nghiệp cùng ngành cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn.
3. Không thể khởi nghiệp nếu chưa có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo khiến bạn hài lòng
Không có thứ gọi là “hoàn hảo”. Có 1 câu nói phổ biến của các doanh nhân: sự hoàn hảo là kẻ thù của sự hoàn thành. Nếu bạn chờ đợi để phát triển một kế hoạch hoàn hảo hoặc một sản phẩm hoàn hảo, bạn sẽ đợi mãi mà chẳng đạt được gì. Đừng để bị cuốn vào ngụy biện của sự hoàn hảo. Điều bạn cần làm là tận dụng tối đa những gì bạn có.
Doanh nhân Mike Volkin, cây viết của Forbes chia sẻ câu chuyện về một khách hàng mà anh từng làm việc là một người cầu toàn đến mức lãng phí 1 triệu USD tiền đầu tư mà chẳng thu được gì ngoài hàng giờ họp, một đống báo cáo và bảng tính nhưng chẳng có hoạt động thực tế nào được thực hiện.
Vlokin khuyên những người muốn khởi nghiệp hãy tin vào những gì bạn đang làm và vào con người bạn, bắt tay vào làm và học hỏi mới là con đường trở thành một doanh nhân thành công.
4. Kinh doanh luôn cần chấp nhận rủi ro
Chắc hẳn bạn đã từng mặc định rằng các doanh nhân là những luôn chấp nhận rủi ro. Trên thực tế, các doanh nhân thành công luôn tuân theo quy trình học hỏi và thử nghiệm có tính toán, tích cực thực hiện từng bước để giảm thiểu rủi ro sớm và liên tục trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thay vì chấp nhận rủi ro một cách mù quáng, họ giỏi trong việc quản lý rủi ro.
Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập Virgin Enterprises, từng nhận xét: "Cơ hội kinh doanh giống như những chiếc xe buýt; luôn có một chiếc khác đến. Hãy nhìn kỹ trước khi bạn nhảy". Đó là những gì các doanh nhân thành công vẫn làm: Họ đợi đúng xe buýt. Ngay cả Bill Gates cũng chỉ nộp đơn xin nghỉ học Harvard khi đã bán các chương trình phần mềm và có thành công ban đầu, không phải một quyết định mạo hiểm như mọi người vẫn tưởng.
Warren Buffett cũng là người nổi tiếng với những quyết định vô cùng thận trọng. Ông khuyên những nhà đầu tư hãy đưa ra quyết định như thể bạn chỉ được quyết định 20 lần trong suốt cuộc đời.
5. Ý tưởng và sản phẩm hay là vua
Nếu một ý tưởng tuyệt vời và sự nhiệt tình có thể đem đến thành công, bất kỳ doanh nhân nào cũng có thể làm được điều đó. Nhưng thực tế lại phũ phàng hơn như vậy, vô số “ý tưởng hay” chết yểu vì một lý do: thiếu sự cần thiết. Nếu không có thị trường khao khát sản phẩm của bạn, dù nó có đổi mới đến đâu thì cũng sẽ không bán được.
Thomas Edison, một trong những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới, từng nói: “Tôi chưa bao giờ hoàn thiện một phát minh mà không nghĩ đến về mặt dịch vụ nó đem lại cho người khác... Tôi tìm hiểu xem thế giới cần gì, rồi mới tiến hành phát minh”.
Bên cạnh ý tưởng hay, bạn cũng cần thực hiện nó đúng cách. Diễn giả, kiến trúc sư phần mềm lão luyện Thomas Griffin cho biết: “Là chủ doanh nghiệp, ngoài ý tưởng, bạn cần có nhiều kỹ năng khác để giúp ý tưởng của bạn mang lại lợi nhuận như kỹ năng giao tiếp tốt, phẩm chất quản lý và lãnh đạo, sự nhanh nhẹn trong học tập,...”
Thể thao & văn hóa