MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị

13-01-2021 - 10:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị

Chấn thương trong bóng đá luôn là điều mà bất kỳ một cầu thủ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hay bóng đá phong trào “phủi" nào cũng đều lo lắng và không muốn gặp phải. Cũng không ít các cầu thủ phải giã từ sự nghiệp bởi những chấn thương gặp trên sân cỏ.

5 loại chấn thương đá bóng sau sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về tình trạng mà các cầu thủ gặp phải.

Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân - loại chấn thương bóng đá thường xảy ra khi có sự va chạm với đối phương trong trận đấu dẫn đến cổ chân bị lệch gây ra hiện tượng bong gân, sưng khớp mắt cá chân gây ra hiện tượng đau đớn, khó chịu khi đi hoặc chạy bộ.

Đối với trường hợp này, các chuyên viên y tế thường xử lý bằng phương pháp R.I.C.E.

Trong đó: R - Ngừng lại vận động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên; I - Chườm lạnh cần ưu tiên để giảm sưng, giảm đau; C - Cố định cổ chân bằng băng thun, băng bảo vệ cổ chân GoodFit quấn quanh vùng chấn thương; E - Các trường hợp bong gân cổ chân, chấn thương cơ háng,... khi đá bóng hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận chân, tay để giảm sưng bầm.

Để phòng ngừa chấn thương bong gân các bạn có thể sử dụng băng bảo vệ cổ chân, mắt cá chân GoodFit khi thi đấu và chơi bóng đá.

Chấn thương dây chằng chéo trước

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị - Ảnh 1.

Có 3 trường hợp dẫn tới chấn thương dây chằng chéo trước: thứ nhất là khi cầu thủ ở trạng thái thi đấu xấu nhất; thứ hai là bất ổn về mặt tâm lý; thứ ba là thi đấu trong điều kiện thời tiết xấu.

Khi gặp chấn thương, vùng đầu gối phát ra tiếng "rắc", đau đớn khi bạn di chuyển chân, sưng tấy tại vị trí chấn thương, bầm tím không dứt và có khả năng chảy máu bên trong khớp gối.

Giải pháp điều trị khi các cầu thủ gặp phải chấn thương dây chằng chéo trước, đầu tiên cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu, thực hiện phương pháp R.I.C.E, chườm lạnh liên tục trong vòng 2 giờ. Sau đó nhanh chóng đưa đến bác sĩ để kiểm tra, điều trị qua các phương pháp như chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ (MRI),...

Các bạn có thể hạn chế được chấn thương dây chằng chéo trước bằng cách sử dụng các dòng băng đầu gối, đai bảo vệ khớp gối thương hiệu GoodFit.

Chấn thương viêm gân Achilles

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị - Ảnh 2.

Viêm gân Achilles thường xảy ra phổ biến ở nam giới, cường độ tập luyện cao dưới thời tiết lạnh có thể dẫn tới tình trạng này.

Khi bị chấn thương bạn sẽ cảm thấy đau liên tục, dữ dội và tập trung ở cổ chân sau khi bạn tiếp tục thi đấu. Đặc biệt là vùng gan bàn chân sau, sờ vào có thể nghe thấy tiếng "rắc" nếu bàn chân đang gấp lại.

Để xác định được tình trạng viêm gân Achilles, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra tính năng hoạt động của cẳng chân, bàn chân. Thông qua các biện pháp như chụp X-quang, siêu âm và MRI quan sát qua hình ảnh để đánh giá rõ ràng, chi tiết hơn. Đồng thời, bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu với các dụng cụ hỗ trợ như băng dán cơ KT Tape, gen nịt bắp chân, miếng đệm lót gót chân được phân phối bởi thương hiệu GoodFit để giảm khả năng chấn thương gân Achilles.

Chấn thương rách sụn chêm

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị - Ảnh 3.

Chấn thương sụn chêm xảy ra khi di chuyển, xoay đầu gối cách đột ngột. Gặp sự cố tai nạn, ngã trên sân cỏ dẫn tới sụn chêm bị vỡ. Khi gặp chấn thương, vùng sụn chêm có tiếng "tách tách", càng di chuyển, tiếng kêu càng to. Đầu gối đau, sưng tấy lên, teo cơ tứ đầu đùi nếu không điều trị, khó khăn trong vận động.

Giải pháp điều trị đối với trường hợp này, trước tiên cần sơ cứu bằng phương pháp R.I.C.E, chườm đá hoặc chai/gel xịt lạnh Starbalm, sau đó cần chụp X-quang và cộng hưởng từ MRI khớp gối để kiểm tra, phát hiện các tổn thương khác nếu có. Đối với các chấn thương nặng, cần tiến hành thăm khám để phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm (dành cho những vết rách trên 6 tuần), ghép sụn chêm hoặc khâu sụn chêm nhằm hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.

Chấn thương gãy xương

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị - Ảnh 4.

Nguyên nhân thường là khi cầu thủ đón bóng xảy ra sự va chạm với đối thủ, đôi chân chịu lực tác động mạnh, gãy và bị biến dạng, bầm tím. Một số trường hợp xương bong ra ngoài, mất đi chức năng dẫn truyền và bảo vệ.

Giải pháp điều trị đối với trường hợp này, trước tiên cần xử lý chấn thương bằng phương pháp R.I.C.E, sau đó cần tiến hành phẫu thuật điều trị gãy xương với các tình trạng nặng. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng các dòng sản phẩm đai bảo vệ khớp gối GoodFit, bó gối thể thao GoodFit để phòng tránh chấn thương khi đá bóng hiệu quả, toàn diện nhất.

5 loại chấn thương đá bóng trên đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các cầu thủ. Phòng ngừa và hạn chế các chấn thương bằng cách trang bị cho mình những kỹ thuật tập luyện tốt, mang theo trang phục và phụ kiện bảo hộ cần thiết trước khi ra sân.

5 loại chấn thương đá bóng thường gặp trên sân cỏ và cách điều trị - Ảnh 5.

Bạn có thể tham khảo các dòng phụ kiện bảo hộ bóng đá từ GoodFit - Chuyên gia hàng đầu về chấn thương thể thao tại website: https://goodfit.vn, hay tại các gian hàng chính hãng của GoodFit trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên