5 loại gia vị trong bếp không chỉ rẻ tiền mà còn là vị thuốc cực tốt cho sức khỏe
Mùi thơm của các loại gia vị không chỉ khiến món ăn trông hấp dẫn hơn, mà nếu biết sử dụng đúng cách, nó sẽ là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
- 04-04-2020Tăng cường miễn dịch: Chuyên gia khuyên nên thêm những gia vị này vào chế độ ăn trong mùa dịch Covid-19
- 09-01-2020Được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, đây là những sự thật thú vị về cuộc sống ở Phần Lan: Điều thứ 3 hiếm quốc gia nào thực hiện được!
- 27-12-2019Gia vị "nhẵn mặt" trong bữa ăn của mọi gia đình không ngờ lại dễ gây béo hơn cả đường, chị em nên điều chỉnh ngay để tránh tăng cân, hại sức khỏe
- 08-12-2019Sai lầm lớn nhất của Lưu Bị, 3 lần mời Gia Cát Lượng xuất sơn nhưng lại bỏ qua một vị cao nhân tuyệt đỉnh
Theo trang QQ, Trung Quốc, thông thường mọi người thường sử dụng một số loại củ, thảo dược như là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Ít ai để ý rằng những loại gia vị rẻ tiền quen thuộc trong nhà bếp lại có những công dụng không thua kém gì các loại thuốc đắt tiền. Trong xã hội hiện nay, có nhiều người lạm dụng thuốc kháng sinh, dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng. Do đó, đối với những một số bệnh vặt thông thường như cảm cúm, cảm lạnh... bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số loại gia vị, thảo dược để chữa trị.
Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong các loại nước chấm hay món ăn mà còn là chất khử trùng. Trong tỏi rất giàu allicin và propylene sulfide, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh và ký sinh trùng . Do đó, tỏi có thể ngăn ngừa cảm lạnh, hạ sốt và ho.
Ngày 11/9/2019, tạp chí Y khoa British Medical ở Anh đã công bố một nghiên cứu kéo dài 22 năm của Li Wenqing và You Weicheng, bác sĩ thuộc bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh. Trong nghiên cứu cho thấy những người ăn tỏi trong thời gian dài có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Sau khi thử nghiệm, người ta kết luận rằng người lớn ăn 10 gram tỏi sống mỗi ngày sẽ ngăn ngừa được ung thư.
Bên cạnh đó, tỏi còn giúp làm giảm dị ứng răng, cung cấp năng lượng cho não, điều trị đau đầu. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 1,2 tép tỏi mỗi ngày, không nên ăn khi bụng đói. Những bệnh nhân bị viêm ruột, mắc bệnh tăng nhãn áp, khô mắt, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác nên ăn ít tỏi.
Gừng
Gừng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đây là loại gia vị nên thường xuyên có sẵn trong nhà bếp. Đối với 3 loại người sau, gừng sẽ là vị thuốc cực kỳ tốt.
Gừng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đây là loại gia vị nên thường xuyên có sẵn trong nhà bếp.
- Người kén ăn: Gừng có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết dịch dạ dày. Do đó, nếu bạn kém ăn thì có thể thử dùng gừng để điều hòa nhu động đường tiêu hóa.
- Người có tay chân lạnh: Gừng có bản chất ấm nóng nên sẽ là vị thuốc chống cảm lạnh hiệu quả. Những người có cơ thể dễ bị nhiễm lạnh nên cho gừng vào trong các món ăn hoặc trà.
- Người có dạ dày yếu: Những người thường thích ăn đồ đông lạnh nên ăn gừng nhiều để giữ ấm cơ thể, bảo vệ dạ dày. Cách tốt nhất là nấu nước gừng uống thường xuyên.
Lưu ý rằng chỉ nên ăn gừng vào ban ngày, tốt nhất là trong khung giờ từ 7 - 9 giờ sáng. Nếu ăn gừng vào ban đêm sẽ không có lợi cho giấc ngủ.
Ngoài ra, gừng có thể nấu nước ngâm chân, nó có tác dụng làm ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu, phù hợp với những người có chất lượng ngủ kém. Gừng đem ngâm với rượu có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, hỗ trợ giảm cân, giảm buồn nôn, đau bụng, đầy hơi...
Sao hồi
Sao hồi có mùi thơm mạnh, trong y học Trung Quốc nó được xem như là vị thuốc giúp làm ấm dạ dày.
Sao hồi có mùi thơm mạnh, trong y học Trung Quốc nó được xem như là vị thuốc giúp làm ấm dạ dày, chống nôn mửa, giải cảm hiệu quả. Đặc biệt, sao hồi chống đau lưng rất tốt, chỉ cần rang sao hồi và muối thô theo tỷ lệ 1:1 rồi cho vào băng gạc, quấn lên vùng bị đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
Hành lá xanh
Hành lá chứa protein, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt phần rễ trắng của nó chứa nhiều allicin, có thể chống lại quá trình oxy hóa và khử trùng hiệu quả. Một số tác dụng chính của hánh lá là:
Phần rễ trắng của nó chứa nhiều allicin, có thể chống lại quá trình oxy hóa và khử trùng hiệu quả.
- Tản nhiệt: Các chất trong hành lá có thể kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều.
- Kháng khuẩn: Allicin có trong hành lá có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là chống lỵ trực khuẩn và nấm da.
- Thúc đẩy tiêu hóa: Hành lá giúp tăng cường sự thèm ăn, có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng khó tiêu và mất cảm giác ngon miệng.
- Ung thư chống ruột kết: Hành lá chứa pectin và allicin, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
- Giảm cholesterol : Ăn hành lá thường xuyên có thể làm giảm cholesterol. Đối với người thừa cân sẽ nâng cao sức khỏe tốt hơn.
Hầu hết mọi người đều nên ăn hành lá, đặc biệt là những người thường xuyên làm công việc trí óc. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, những người bị thiếu hụt và đổ mồ hôi không nên ăn hành lá. Tiêu thụ quá nhiều hành lá có thể làm hỏng thị lực. Do đó, những người mắc bệnh về mắt không nên tiêu thụ hành lá quá nhiều.
Hạt tiêu
Hạt tiêu vừa có vị cay lại có mùi thơm mạnh, là gia vị không thể thiếu trong bếp. Các chất trong hạt tiêu có tác dụng gây mê, giảm viêm, giảm đau, ức chế phản ứng viêm cục bộ, chữa tiêu chảy, giảm đau răng và các vấn đề về nướu.
Hạt tiêu vừa có vị cay lại có mùi thơm mạnh, là gia vị không thể thiếu trong bếp.
Theo nghiên cứu có liên quan, hạt tiêu có tác dụng chống co giật, an thần, hạ đường huyết, tiêu hóa, diệt khuẩn, giúp chữa bệnh cảm lạnh, buồn nôn, nôn và khó tiêu ở trẻ em.
Lưu ý rằng những người có cơ thể lạnh không nên ăn quá nhiều hạt tiêu.
Theo QQ
Nhịp sống kinh tế