5 loại "ung thư gia đình" có thể di truyền từ cha mẹ đến con cái
Tại Thiểm Tây, gia đình 5 người thì 3 người (mẹ và 2 con) mắc ung thư tuyến giáp và có các khối u khác, đó chỉ là 1 ví dụ cho thấy ung thư có khả năng di truyền, dưới đây là 5 loại ung thư như thế được người gọi nôm na với cái tên "ung thư gia đình".
- 18-07-20206 điều ai cũng cần biết về căn bệnh ung thư phổ biến nhất: Phát hiện càng muộn, cơ hội sống càng ít
- 18-07-2020Người thường xuyên gặp áp lực cao trong cuộc sống cần cảnh giác nếu có 5 dấu hiệu này: Bệnh đột quỵ đang ở rất gần, "đe dọa" sức khỏe của bạn
- 16-07-2020Đây là thói quen ăn cơm nguy hiểm của nhiều người Việt, hãy thay đổi ngay trước khi gia đình bạn "rước" đủ thứ bệnh
Mặc dù những trường hợp cực đoan nêu trên tương đối hiếm, nhưng chúng vẫn khiến mọi người cảm thấy sợ hãi đối với căn bệnh ung thư và làm mọi người thấy hoang mang về câu hỏi ung thư di truyền như thế nào?
Một số bệnh ung thư có khuynh hướng di truyền
Nghiên cứu y học hiện đại đã xác nhận rằng hơn 80% bệnh ung thư được hình thành một cách tình cờ dưới tác động của các yếu tố mắc phải, trong khi chỉ có 5-10% bệnh ung thư có khuynh hướng di truyền.
Các tế bào của con người chuyển hóa mọi lúc và sau khi các tế bào ung thư biến đổi, chúng sẽ chỉ sinh sôi nảy nở, không chết, do đó hình thành ung thư. Ung thư mắc phải là do đột biến gen trong tế bào của chính họ. Ví dụ, những người hút thuốc thường xuyên sẽ bị ung thư phổi là do sự kích thích lâu dài đối với phổi, dẫn đến đột biến tế bào.
Gia đình 5 người ở Thiềm Tây (Trung Quốc) thì có 3 người mắc các loại ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến mang tai...
Còn với ung thư di truyền, sau khi thế hệ đầu tiên bị ung thư, dữ liệu về căn bệnh ung thư này vẫn còn trong gen. Đột biến được truyền từ cha mẹ sang thế hệ tiếp theo, vì vậy thế hệ tiếp theo sẽ có ung thư sẵn trong cơ thể. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra mà thôi, không thể chắc chắn là thế hệ sau sẽ bị ung thư trong tương lai.
Tuy nhiên, rủi ro mắc ung thư của những người này sẽ cao so với các nhóm người khác.
Ngoài các yếu tố mắc phải và di truyền, còn có một yếu tố ở giữa, đó là các khối u có tính nhạy cảm di truyền, khi ở thế hệ sau có thói quen ăn uống và lối sống tương tự như cha mẹ mình, tế bào ung thư khi đó mới được "kích hoạt", còn nếu không nó sẽ ngủ yên và không gây hại cho cơ thể.
Những loại ung thư có nguy cơ di truyền
Trong thực hành lâm sàng, các loại ung thư sau đây có khuynh hướng di truyền:
1. Ung thư vú
Theo điều tra dịch tễ học, 5-10% ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu các thành viên trong gia đình có bệnh nhân ung thư vú thì nguy cơ con gái họ có thể mắc ung thư vú trong tương lai sẽ tăng 1,5 - 3 lần. Nếu có thêm 2 người họ hàng gần bị ung thư vú, tỷ lệ mắc bệnh của con cái họ sẽ tăng gấp 7 lần. Hơn nữa, bệnh nhân càng trẻ thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao trong tương lai.
2. Ung thư dạ dày
Theo một cuộc khảo sát mang tên Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng có thể là "di truyền" đăng trên tờ Tân Hoa Xã vào tháng 4/2020, các con của bệnh nhân ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 3 lần trong tương lai so với con của người không mắc bệnh này..
3. Ung thư đại trực tràng
Thống kê cho thấy ung thư đại trực tràng do di truyền chiếm 10-15% tổng tỷ lệ mắc bệnh. Các gia đình có cha mẹ mắc ung thư đại trực tràng, con cái có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3-4 lần so với các gia đình bình thường. Nếu có nhiều hơn 2 người trong gia đình mắc bệnh thì những người còn lại có tỷ lệ mắc càng cao hơn.
4. Ung thư phổi
So với các bệnh ung thư khác, khuynh hướng di truyền của ung thư phổi là không thể tránh khỏi bởi độ nhạy cảm của nó là tương đối lớn (con cái có lối sống sinh hoạt, ăn uống tương đối giống với bố mẹ thì nguy cơ mắc bệnh giống bố mẹ sẽ cao hơn, đó được gọi là tính nhạy cảm di truyền).
5. Ung thư gan
Giống như ung thư phổi, ung thư gan cũng tương đối nhạy cảm.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, một khi ai đó trong gia đình bị ung thư, trước tiên chúng ta phải xác định xem đó có phải là di truyền hay không, sau đó phải chú ý đến tính nhạy cảm của bệnh ung thư. Nếu đó là di truyền, bạn nên thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa hơn trong tương lai. Đối với một số yếu tố nhạy cảm, điều đầu tiên cần thay đổi là môi trường và thói quen sống.
Nói chung, khi đối mặt với bệnh ung thư, cho dù đó là do di truyền hay dễ mắc bệnh, hãy ngăn ngừa bằng cách có thói quen sống lành mạnh và kiểm tra thể chất thường xuyên.
Nguồn tham khảo: Tân Hoa Xã, CCTV, WHO, QQ, The Healt
Báo dân sinh