5 món đồ gây hại sức khoẻ, nhà bạn có thì đừng ngại vứt ngay
Tưởng không hại mà hại không tưởng, bạn cân nhắc bỏ ngay những món đồ này.
- 07-11-2024Đừng để "bị lừa" như tôi! 5 món đồ này tưởng tiện lợi nhưng thực ra vô dụng
- 04-11-2024Vứt bỏ ngay 2 món đồ gia dụng này trong nhà vì kim loại nặng dễ vượt tiêu chuẩn, nhiều gia đình vẫn sử dụng
- 03-11-20244 món đồ trong nhà người trẻ không ưa chuộng, người già lại coi như "báu vật"
Hàng ngày chúng ta sử dụng nhiều quá nhiều đồ vật quen thuộc gần như 1 cách vô thức, thấy tiện thì dùng mà không biết nhiều thứ là "con dao hai lưỡi". Nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ vô hại nhưng thực tế lại là những mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình như 5 món đồ này.
1. Màng bọc thực phẩm PVC
Hầu như nhà nào cũng sử dụng màng bọc thực phẩm hàng ngày nhưng ít ai để ý đến chất liệu của món đồ này. Ví dụ như màng bọc PVC vốn phải nên bị loại bỏ từ lâu vì chứa nhiều chất hóa dẻo độc hại. Tuy nhiên, vì giá rẻ, một số người vẫn mua về dùng, song lại không biết rõ về tác hại của nó.
Trong quá trình sản xuất, màng PVC được thêm chất hóa dẻo để tăng tính đàn hồi. Khi màng PVC tiếp xúc với thực phẩm dầu mỡ hoặc thức ăn nóng, chất hóa dẻo này sẽ giải phóng ra ngoài thực phẩm, có khả năng gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư nếu bạn ăn phải.
Có người thắc mắc: Nếu nguy hiểm như vậy thì tại sao vẫn được sản xuất? Thực ra, màng bọc PVC vẫn an toàn nếu chỉ dùng để bọc trái cây hoặc rau củ tươi. Nhưng vì nhiều người không rõ, dùng để bọc cả đồ sống lẫn đồ chín thì mới nguy hiểm.
Vậy nên tốt nhất, khi mua màng bọc thực phẩm, bạn hãy chọn màng bọc PE, PVDC hoặc PMP. Màng PE có giá cả phải chăng, không chứa chất hóa dẻo và an toàn hơn, mặc dù không nên dùng để bọc thức ăn rồi quay trong lò vi sóng. Các loại PVDC và PMP chịu được nhiệt cao (140-180°C) nhưng giá thành cao hơn.
2. Bình nước nhựa chứa Bisphenol A (BPA)
Những chiếc bình đựng nước có kiểu dáng đẹp và giá rẻ rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các cốc nhựa chứa BPA không hề an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
BPA (Bisphenol A) là một hợp chất hóa học dùng trong sản xuất nhựa PC. Nếu cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều hợp chất này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mức độ độc hại không thua gì formaldehyde.
Do đó, khi chọn cốc nhựa, hãy tránh các loại làm từ nhựa PC. Để nhận biết, bạn có thể kiểm tra thông tin trên nhãn hoặc ký hiệu dưới đáy cốc.
Với cốc nhựa dùng hàng ngày, nên chọn nhựa PP vì an toàn hơn. Còn đối với trẻ em, hãy ưu tiên loại nhựa PPSU hoặc Tritan (nhựa PCT cải tiến) để đảm bảo an toàn tối đa.
3. Đồ dùng từ nhựa Melamine
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ thường sử dụng bộ đồ ăn trông như gốm sứ với hình thức đáng yêu và bền, không dễ vỡ. Loại này thực chất là đồ dùng làm từ nhựa Melamine, chất liệu nhẹ, trẻ em dễ cầm.
Dù sản phẩm có đạt chuẩn về an toàn vệ sinh nhưng thực tế, cách sử dụng sai có thể khiến những món đồ này trở nên nguy hiểm. Ví dụ, khi dùng để hấp thức ăn, nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể làm giải phóng chất độc hại từ bát, đũa bằng nhựa Melamine.
Hoặc khi dùng để đựng đồ đồ chiên rán với nhiệt độ trên 140°C có thể làm tăng tốc độ giải phóng các chất này, lâu dài sẽ gây hại sức khỏe.
Vì vậy, cách an toàn nhất là không sử dụng bộ đồ ăn bằng chất liệu Melamine này cho trẻ em, nếu có trong nhà thì cũng nên bỏ đi hoặc không dùng để đựng thức ăn nóng.
4. Máy xông tinh dầu
Máy xông tinh dầu có chức năng chính là tăng độ ẩm không khí, giúp không gian sống dễ chịu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ sử dụng máy tạo ẩm như một món đồ decor và thêm tinh dầu hoặc hương liệu để phòng ốc thơm tho hơn.
Song, chính việc sử dụng sai cách này đã khiến một lượng lớn vi khuẩn phát triển bên trong máy tạo độ ẩm, từ đó gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí là viêm phổi.
Ngoài ra, không nên dùng nước máy trong máy tạo ẩm vì nước máy có thể chứa vi sinh vật và kim loại nặng. Khi bay hơi, chúng sẽ ô nhiễm không khí và gây hại sức khỏe.
Lời khuyên là nên sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để tạo ẩm cho không gian, không để máy chạy liên tục 24 giờ và cần vệ sinh máy định kỳ để bảo vệ sức khỏe.
5. Dầu ép thủ công
Nhiều người đặc biệt thích dùng các sản phẩm thủ công, nghĩ rằng chúng là "tự nhiên" và "an toàn".
Nhưng thực tế, dầu ép thủ công lại chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, như:
- Aflatoxin: Các xưởng nhỏ thường không thể lọc bỏ hoàn toàn nguyên liệu bị mốc, lại thêm thiết bị không được vệ sinh thường xuyên, dẫn đến hàm lượng aflatoxin trong dầu dễ vượt ngưỡng an toàn.
Aflatoxin là chất có hại cho sức khỏe, khi vào cơ thể chuyển hóa thành chất độc hại tấn công tế bào gan, gây tổn thương lâu dài. Trong một số trường hợp tiếp xúc với hàm lượng lớn Aflatoxin có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vàng da... Chất này cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Nhiều tạp chất: Dầu ép thủ công tuy có mùi thơm nhưng do quy trình sản xuất đơn giản, không tinh chế kỹ nên chứa nhiều tạp chất độc hại như Phospholipid và Benzo(a)pyrene. 2 chất này đều có thể gây hại nếu tiêu thụ nhiều.
Phospholipid là chất béo có lợi khi ở dạng tinh khiết nhưng trong dầu ép thủ công, phospholipid không được tinh lọc có thể chứa tạp chất và các axit béo dễ oxy hóa, tạo ra chất độc hại khi chế biến ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, Benzo(a)pyrene là một hợp chất thuộc nhóm Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), là chất gây ung thư mạnh.
- Nguyên liệu lẫn lộn: Một máy ép có thể dùng cho nhiều loại hạt như đậu phộng, mè, bắp... Việc ép lẫn lộn khiến dầu bị lẫn các cặn và chất béo không mong muốn.
Vậy nên đừng "thần thánh hóa" dầu ép thủ công vì đa phần các cơ sở nhỏ không đạt chuẩn vệ sinh như bạn nghĩ.
Nguồn: Toutian
Phụ nữ số